Sài Gòn rộ mốt căn hộ kèm sân vườn

Các căn hộ có thêm sân rộng được bán giá 40 triệu đồng mỗi m2, trong khi sản phẩm bình thường rẻ hơn 6-8 triệu đồng mỗi m2.

Một dự án căn hộ quy mô 1.700 căn tọa lạc tại phường Phước Long B, quận 9, TP HCM vừa chào bán những căn hộ phiên bản đặc biệt (số lượng hạn chế) có kèm sân vườn với mức giá đắt hơn sản phẩm thông thường 20%. Đây là những căn hộ nằm trên tầng mái của trung tâm thương mại, có khoảng sân vườn thoáng đãng nên gia chủ có thêm phần diện tích sử dụng khá lớn. Khoảng sân vườn của các căn hộ này rộng 14 - 130 m2 tùy vị trí. Đối với căn hộ vị trí góc có mảng sân vườn kèm theo lớn hơn cả diện tích căn nhà.

Theo tiết lộ của môi giới chào bán sản phẩm này, phần diện tích sân vườn sẽ không thể hiện trong sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nhưng gia chủ có toàn quyền sử dụng miễn là không cơi nới hay xây dựng trái phép trên đó. Do số lượng hạn chế, dòng sản phẩm này tuy đắt hơn căn hộ thông thường nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của những người có tiền, được nhóm khách hàng gia đình hai thế hệ ưa chuộng.

Ghi nhận của VnExpress, trong vài năm gần đây, dòng sản phẩm căn hộ kèm sân vườn đang bắt đầu xuất hiện ở một số dự án chung cư cao tầng tại TP HCM. Một dự án chung cư tọa lạc gần đường Song Hành quận 9, kế cận quận 2 cũng xuất hiện một sàn căn hộ có sân vườn chung. Rổ hàng chỉ được chào bán cho khách V.I.P với giá đắt hơn các sản phẩm khác cùng dự án khoảng 10%.

Thị trường nhà chung cư TP HCM bắt đầu xuất hiện dòng sản phẩm căn hộ sân vườn trên cao. Ảnh: Trần Quỳnh

Còn tại quận 7, thuộc khu Nam Sài Gòn, cũng từng có dự án chào bán một số căn hộ có sân vườn nhưng chỉ xuất hiện tại một tầng duy nhất của tòa chung cư. Giá bán các căn hộ này đắt hơn sản phẩm thông thường cùng dự án khoảng 15%.

Cách đây 4 năm, thị trường nhà chung cư TP HCM từng xuất hiện trường hợp bán nhà cao tầng tặng sân vườn trên không tại một chung cư gần đường Trần Não, thuộc phường An Bình, quận 2. Tuy nhiên sản phẩm có sân vườn là các căn penthouse nằm ở tầng trên cùng. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang/bieu-do/bieu-do-sjc-hom-nay-2309

Diện tích sân vườn được chủ đầu tư tặng thêm cho khách dao động trong khoảng 46 - 106 m2, trong đó, căn có diện tích 123 m2 được tặng 106 m2 sân vườn trên cao, có hàng rào riêng biệt cho chủ hộ. Trong hợp đồng mua bán có mục ghi chú rằng ngoài diện tích căn hộ được sở hữu sẽ xác nhận trong giấy hồng, khách hàng được sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường phần diện tích sân vườn.

Trong khi đó, một số penthouse tại quận 7 không có thiết kế sân vườn, khách hàng muốn có mảng xanh và khoảng sân riêng thì tự tái tạo diện tích căn hộ đã mua để thiết kế khu vườn trên cao. Cũng có một số trường hợp chủ đầu tư tặng sân vườn cho khách mua penthouse nhưng phần diện tích được khuyến mãi này khá nhỏ, không đáng kể.xem thêm https://tygia.vn/

Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam cho biết, dòng căn hộ có thêm diện tích sân vườn riêng biệt chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng nguồn cung toàn dự án. Do số lượng hạn chế, sản phẩm lại khác biệt với phần sân dôi dư ra, nên dù giá đắt hơn các căn hộ cùng dự án, căn hộ kèm sân vườn vẫn có một lượng khách hàng cá biệt ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo ông Nam, khoảng sân dôi dư này thường không được xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý, chỉ có thỏa thuận riêng của chủ đầu tư cho phép khách hàng được sử dụng. Vì thế, chi phí đội thêm 10 - 20% so với các căn hộ thông thường là cái giá không hề rẻ. Bởi lẽ, xét cho cùng, người mua đang trả thêm chi phí cho phần tài sản họ không được sở hữu.

Chuyên gia này cho biết thêm, đó là chưa kể đến để đủ điều kiện làm sân vườn trên cao, gia chủ phải tốn thêm chi phí chống thấm và thiết kế hàng rào bảo vệ an toàn. Bởi vì nếu không chống thấm tốt, nhiều khả năng sẽ phát sinh tranh chấp với các tầng bên dưới. Như vậy, chi phí chủ nhà phải gánh thêm cho khoảng sân trên không này khá lớn nên dòng sản phẩm căn hộ kèm sân vườn chắc chắn chỉ hợp với nhóm khách thuộc tầng lớp trung lưu, giàu có.

Xem thêm nha xinh center

Theo vnexpress


Xôn xao đề xuất ‘nhồi’ thêm cao ốc 18 tầng vào khu đô thị kiểu mẫu

Chủ đầu tư khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính muốn xây thêm cao ốc 18 tầng nhưng cư dân tại đây phản đối vì cho rằng sẽ phá vỡ quy hoạch khu đô thị từng được coi là kiểu mẫu của Hà Nội.

Muốn nâng công trình dịch vụ 3 tầng thành cao ốc 24 tầng

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mới đây đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc xin đầu tư xây dựng Toà nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính.

Được biết, khu đất doanh nghiệp đề xuất hiện đã xây dựng toà nhà trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Ô đất dự tính phá bỏ để “nhường chỗ” cho tòa cao ốc 18 tầng hiện là khu nhà 3 tầng của Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ.

Nêu lý do về việc đề xuất này, Vinaconex cho biết, việc khai thác toà nhà này từ lâu đã không có hiệu quả do công năng của toà nhà hiện không phù hợp với nhu cầu của thị trường, không thu hút được nhà đầu tư. Thêm vào đó, khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính sau 15 năm vận hành khai thác đang thiếu chỗ để xe.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ban đầu doanh nghiệp đề xuất chiều cao công trình từ 3 tầng hiện nay tăng lên khoảng 24 tầng trên diện tích xây dựng là 1686m2, mật độ xây dựng tăng lên 49%, tổng diện tích sàn tăng gấp khoảng 9 lần trước đó. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đề xuất bổ sung diện tích sàn đỗ xe gồm 3 tầng hầm và 3 tầng nổi.

Trước đề xuất trên, theo lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc, việc chủ đầu tư đề xuất chiều cao công trình 24 tầng là nằm trong khung cho phép của quy hoạch phân khu đô thị H2-2. Tuy nhiên, xét cụ thể về quy mô diện tích, hình dáng kích thước khu đất có chiều ngang mỏng khoảng 25 – 30m (so với chiều dài khoảng 120m).

"Vì vậy để đảm bảo tỷ lệ hình khối công trình giữa chiều cao với chiều rộng, tránh tạo công trình có hình khối kiến trúc siêu mỏng, tại đây nghiên cứu phương án xây dựng công trình tối đa 18 tầng”, văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc chỉ rõ. Sở cũng lưu ý, nhà đầu tư nghiên cứu bố cục thành 2 khối công trình.

Hiện đề xuất của Vinaconex, đã được Tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội thống nhất nguyên tắc cho điều chỉnh quy hoạch, cho phép xây tòa nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ theo đề xuất của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.

Cư dân phản đối

Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính có diện tích 32 ha do Vinaconex làm chủ đầu tư được phê duyệt lần đầu năm 1998, khởi công năm 2001, và đưa vào vận hành năm 2006. Dự án này từng được coi là một trong những khu đô thị thương mại kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội.

Đề xuất xây dựng tòa nhà 18 tầng hiện đang bị cư dân phản đối gay gắt vì lo lắng phá vỡ quy hoạch, thêm áp lực cho hạ tầng khu vực vốn đã quá tải.

Đại diện cho hàng trăm hộ dân tại khu đô thị cho biết, thời gian qua đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan, chính quyền địa phương về việc khu vực này bị phá vỡ quy hoạch trong suốt 20 năm qua.

Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt năm 1998, với mật độ xây dựng 34,88% dự án có 8 tòa nhà cao trung bình 6,7 đến 7,5 tầng. Ba năm sau đó, quy hoạch đã điều chỉnh tăng gấp đôi về số toà nhà lên 16 tòa cao tầng. Chiều cao mỗi toà cũng tăng lên gấp đôi, dao động từ 9 đến 21 tầng. Tuy nhiên, sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện mật độ xây dựng Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính tăng lên hơn 50% với 16 tòa nhà cao tầng với chiều cao từ 17 đến 34 tầng.

Đại diện cư dân cho hay, trong khi chủ đầu tư điều chỉnh số toà nhà cao tầng và tầng cao các công trình nhà ở lên gấp đôi nhưng diện tích đất cây xanh, trường học, bãi đỗ xe không thay đổi trong quy hoạch chi tiết đã duyệt, thậm chí bị thu hẹp. Cuộc sống của người dân trong khu vực càng trở nên ngột ngạt, quá tải hạ tầng.

Vì vậy, trước đề xuất xây dựng tòa nhà 18 tầng trên nền ngôi nhà 3 tầng của Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ nhiều cư dân bày tỏ ý kiến phản đối gay gắt.

“Việc xây dựng công trình cao tầng này trong khu đô thị đã quá tải về dân số, hạ tầng kỹ thuật, xã hội, trong khoảng không gian chật hẹp giữa các tòa nhà cao tầng sẽ càng gây áp lực cho cuộc sống của cư dân. Chúng tôi đề nghị dành lô đất xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, công viên, khu vui chơi giải trí...” – cư dân nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Thắng, Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex cho biết, thời gian qua, Vinaconex đã tổ chức 2 cuộc họp với người dân ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) và phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân). Tại 2 cuộc họp này đều chưa nhận được sự đồng thuận về việc xây dựng tòa nhà. xem thêm https://tygia.vn/

Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex.

“Hiện nay tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính đang bị thiếu trầm trọng bãi đỗ xe, ô tô đỗ tràn lan ở đường nội bộ, gây mất mỹ quan, khó khăn về giao thông. Vinaconex đã xem xét toàn bộ khu đô thị, thấy rằng chỉ còn ô đất này phù hợp để xây dựng công trình kết hợp có bãi đỗ xe. Tôi cho rằng, nhiều người chưa hiểu được hết dự án cũng như quan điểm vì cộng đồng của dự án này do Vinaconex đầu tư là đáp ứng bãi đỗ xe cho cộng đồng cư dân” – ông Thắng nói.

Theo tính toán của đơn vị này, nếu công trình toà nhà văn phòng 18 tầng xây dựng xong thì sẽ cung cấp khoảng 500 chỗ đỗ xe cho cư dân trong khu đô thị.

Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại thêm với cộng đồng cư dân xung quanh dự án để người dân hiểu hơn về dự án này, tạo ý kiến đồng thuận. Còn về khả năng có được tiếp tục thực hiện dự án hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của cơ quan chức năng của UBND TP.Hà Nội. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia

Cũng theo vị này, hiện cơ quan chức năng chưa có quyết định điều chỉnh quy hoạch 1/500 của khu vực này.

Xem thêm nha xinh center

Theo viet nam net

Nhà phố mini Sài Gòn tăng giá mạnh

Vài ngày rao bán, căn nhà phố quận Tân Phú, nằm trên lô đất 22 m2 được đặt cọc qua ba người, giá từ 2,57 tỷ đội lên gần 3 tỷ.

Tọa lạc trên đường Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, tiếp giáp quận 11 (TP HCM), căn nhà phố này được xây trên khu đất có kích cỡ thuộc hạng mini, ngang 4m dài 5,58 m, tức diện tích đất chỉ vỏn vẹn 22,32 m2. Thế nhưng nhờ mảnh đất vuông vức, vị trí căn góc có 2 mặt tiền, lại nằm trong hẻm xe hơi, pháp lý hoàn chỉnh, nên "căn nhà hộp diêm" vẫn lọt vào tầm ngắm của nhiều khách mua.

Chào bán vào ngày thứ sáu cuối tuần giữa tháng 3/2019 với giá khởi điểm 2,57 tỷ đồng, đến chủ nhật căn nhà được một nhóm khách hàng đấu giá tranh mua nên chốt cọc với giá 2,7 tỷ đồng. Những tưởng đã xác định được người mua F1 thì hai hôm sau, căn nhà phố mini này tiếp tục được sang tay cho người mua F2 với giá xác định tại hợp đồng cọc là 2,8 tỷ đồng.

Chị Hà Phương, người trực tiếp hỗ trợ pháp lý và hợp đồng mua bán căn nhà phố này cho biết, mức giá 2,8 tỷ đồng chưa phải là giao dịch cuối cùng. Khi hợp đồng cọc lần hai được ký xong, một khách hàng F3 đã thuyết phục khách F2 nhượng lại căn nhà với giá 2,92 tỷ đồng. Khách hàng F3 tiết lộ mua để ở nên tạm thời căn nhà này chưa phát sinh thêm giao dịch mới sau một tuần liên tục đổi chủ. Qua ba lần thay đổi hợp đồng đặt cọc, giá khởi điểm của căn nhà từ 2,57 tỷ đồng đã vươn lên ngưỡng gần 3 tỷ. xem thêm https://tygia.vn/

Nhà phố nhỏ trong hẻm to giá dưới 3 tỷ đồng đang được sang tay 3 lần trong một tuần. Ảnh: Hà Thanh

Nguyên nhân căn nhà phố mini này liên tục đổi chủ, tăng giá bán chỉ trong một tuần được môi giới trên địa bàn quận Tân Phú lý giải là do thị trường nhà liền thổ hiện hữu trong khu dân cư sầm uất ngày càng khan hiếm nguồn hàng có giá 2,5 - 3 tỷ đồng một căn. Với lợi thế hẻm lớn, tổng giá trị tài sản không quá cao, căn nhà phố này trở thành hàng hiếm nên được nhiều người săn đón.

Tham gia tư vấn pháp lý ­nhà phố tại TP HCM hơn một thập niên qua, chuyên gia Nguyễn Tấn Phong cho biết, tình huống nhà riêng lẻ trong khu dân cư hiện hữu đổi chủ tăng giá 3 lần trong một tuần thường khó xảy ra đối với các tài sản có giá trị lớn. Mấu chốt của thương vụ này nằm ở giá trị chào bán khởi điểm lần đầu của căn nhà chỉ vào khoảng 2,5 tỷ đồng, nằm trong ngưỡng chi trả của nhiều người ưa chuộng nhà phố nhưng khả năng tài chính tầm trung.

Ông Phong giải thích, hiện nay thị trường nhà phố TP HCM đã biến động về giá mạnh mẽ sau những đợt sốt đất liên tục qua các năm 2016 - 2017 - 2018. Các cơn sốt ảo đã đẩy giá bán của các căn nhà phố trong khu dân cư hiện hữu lên mặt bằng giá khá "chát" (đắt đỏ).

Những căn nhà phố được xây dựng trên khu đất 45-50 m2, kết cấu kiên cố đang bị hét giá cao ngất ngưởng, thường rơi vào vùng giá trên 5 tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, thậm chí xuất hiện cả mức giá không tưởng. Do đó, rổ hàng nhà phố diện tích khiêm tốn (được xây trên lô đất trên dưới 20 - 22 m2) giá dưới 3 tỷ đồng sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng chuộng nhà liền thổ nhưng vốn trung bình.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khuyến cáo, so với cách đây 3 năm, giá trị của các căn nhà phố mini tại Sài Gòn đã tăng vọt ít nhất 1,5 - 2 lần. Do đó, nếu tính theo đơn giá mỗi m2 đất, loại nhà hộp diêm này vẫn bị xếp vào nhóm bất động sản có giá rất đắt đỏ.

Xem thêm tuyển dụng kỹ sư điện nước

Nguồn vnexpress

Hà Nội ra quy định mới quản lý trật tự xây dựng

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định ban hành Quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng gây hậu quả lớn sẽ bị bêu tên trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hà Nội.



Quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định về nguyên tắc, trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội.

Đồng thời, quy định về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trât tự xây dựng; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan. xem thêm nhà phố hiện đại

Theo Quy định, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.

Nội dung công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia mối quan hệ phối hợp phải tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm; phối hợp, hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, công trình vi phạm về trật tự xây dựng theo thẩm quyền. xem thêm https://tygia.vn/

Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết trên cơ sở thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được pháp luật quy định và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét quyết định.

Sở Xây dựng Hà Nội có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện trong kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng; đề xuất Chủ tịch UBND TP xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng;

Cùng với đó, đăng tải lên trang thông tin điện tử của Sở tên của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; nội dung vi phạm; hình thức xử phạt… đối với trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội khi có đề nghị của UBND cấp huyện.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2019.

Xem thêm mẫu nhà xinh nha xinh center

Theo dân trí

Cơ hội bứt phá của Phan Thiết từ kinh nghiệm phát triển của Phú Quốc

Sân bay Phan Thiết dự kiến khởi công vào quý III được coi là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản phát triển, giống như Phú Quốc 6 năm trước.

Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải - Giảng viên Đại học Ngân hàng TP HCM cho biết, nhìn hình ảnh của Phú Quốc 6 năm trước khi sân bay quốc tế đi vào hoạt động có thể thấy rõ tiềm năng của thị trường Phan Thiết hiện tại, khi Cảng hàng không Phan Thiết sắp khởi công vào quý III/2019. Bà chia sẻ quan điểm về tiềm năng bứt phá của bất động sản Phan Thiết từ sự phát triển của Phú Quốc.

Diện mạo Phú Quốc thay đổi khi có sân bay

Trước năm 2013, Phú Quốc là một hòn đảo hoang lạnh, chỉ có rừng, rẫy hồ tiêu, rẫy sim, nhiều diện tích đất hoang không người canh tác và ít du khách lui tới, giá đất ở đây rất rẻ.

Lý giải vì sao Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp và độc đáo, nhưng lại "vắng bóng" dự án bất động sản, Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải cho rằng, các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng của đảo ngọc từ lâu nhưng chỉ khi hạ tầng được nâng cấp mới mạnh tay rót vốn.

"Phú Quốc sở hữu nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, nhưng nếu không được đầu tư về hạ tầng như sân bay quốc tế, đường trục Bắc Nam, đường vòng quanh đảo, đường cáp ngầm đưa điện ra đảo, thì có lẽ còn lâu Phú Quốc mới thuyết phục được các nhà đầu tư đến với mình", Tiến sĩ Minh Hải nói thêm. xem thêm gia vang hom nay

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hoàn thành tháng 12/2012, góp phần thay đổi diện mạo Phú Quốc.

Sau khi Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động vào tháng 12/2012, từ Phú Quốc chỉ mất 1-2 giờ di chuyển từ các trung tâm du lịch lớn của khu vực như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, TP HCM, Hà Nội... Khách du lịch đổ về "đảo ngọc" tăng đột biến. Theo thống kê năm 2018, Phú Quốc đã đón hơn 4 triệu lượt khách du lịch, tăng 20 lần so với năm 2013, thời điểm sân bay mới đi vào vận hành.

Du lịch phát triển, kéo theo các dự án lớn liên tục đổ bộ về Phú Quốc, thay đổi diện mạo của vùng đất này. Hầu hết các dự án bất động sản tại đảo ngọc đều có sự góp mặt của rất nhiều các "ông lớn" tiềm lực tài chính mạnh như Vingroup, BIMGroup, CeoGroup, SunGroup...

"Nhờ sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông, cộng hưởng cùng dòng vốn tỷ đô của những đại dự án nghỉ dưỡng, giá bất động sản Phú Quốc cũng tăng vọt", chuyên gia cho biết.

Phan Thiết đang bứt phá nhờ hạ tầng

Vị chuyên gia nhận định, từ câu chuyện Phú Quốc thời điểm trước và sau khi có sân bay, thị trường Phan Thiết lúc này cũng có nhiều điểm tương đồng. Theo bà, giá đất tại Mũi Né đang thấp hơn so với với lợi thế sẵn có của một điểm du lịch sở hữu bãi biển tuyệt đẹp, với khí hậu quanh năm ôn hoà, lại sát cạnh TP HCM.

Đại diện Công ty Lộc Tú cho rằng, Mũi Né như "nàng công chúa ngủ quên", 2-3 năm nữa khi sân bay hoàn thành, nhà đầu tư sẽ có nhiều kênh đầu tư hiệu quả.

Dự kiến, sân bay Phan Thiết sẽ chính thức khởi công vào quý III/2019. Bên cạnh đó, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ cũng dự kiến khởi công trong 6 tháng tới. Đây sẽ là đòn bẩy giúp thị trường này thức giấc. xem thêm tg

Sân bay Phan Thiết dự kiến khởi công quý III/2019.

Hiện tại, Mũi Né - Phan Thiết cũng thu hút nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn dọc trục đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đình Chiểu. Đây được mệnh danh là "cung đường resort" với sự quy tụ của gần trăm dự án nghỉ dưỡng cao cấp như NovaHill của Tập đoàn Novaland; Sentosa do Hưng Thịnh đầu tư hay Goldsand Hill Villa của Công ty Lộc Tú và VNGroup...

Trong đó, dự án Goldsand Hill Villa mới công bố ra thị trường hơn 3 tháng đã có hơn 300 căn villa nghỉ dưỡng giao dịch thành công. Theo chủ đầu tư, người sở hữu những sản phẩm này đang hưởng mức tăng giá trên thị trường thứ cấp từ 15-20%.


Theo vnexpress

Giá căn hộ hạng sang TP HCM có thể tăng thêm 10%

Từ vùng giá 5.518 USD mỗi m2 cuối năm 2018, CBRE dự báo giá trung bình căn hộ hạng sang có thể lên mốc 6.000 USD vào đầu năm 2020.

Một bài viết mới đây trên Blomberg nhận định Việt Nam là thị trường mới nổi của bất động sản hạng sang. Theo đó, giá căn hộ phân khúc này tại TP HCM đã tăng liên tục trong 18 tháng qua và còn triển vọng rất tốt về dài hạn.

Bloomberg trích dẫn số liệu của CBRE cho thấy, giá căn hộ hạng sang tại TP HCM đã tăng 17%, đạt mức trung bình 5.518 USD mỗi m2 trong năm 2018 và có thể còn tăng gần 10% lên mốc 6.000 USD mỗi m2 vào đầu 2020.

"Sự trở lại" của phân khúc căn hộ hạng sang tại TP HCM đã từng được CBRE Việt Nam công bố trong báo cáo hồi cuối năm 2018. Trong khi tỷ trọng của phân khúc trung cấp và bình dân trong tổng nguồn cung căn hộ mới có sự sụt giảm mạnh, thì tỷ trọng phân khúc cao cấp và hạng sang lại gia tăng đáng kể.

Cụ thể, phân khúc trung cấp chiếm 52% nguồn cung căn hộ mới trong năm 2018, trong khi con số này của năm 2017 là 64%. Phân khúc bình dân cũng chỉ còn 2% từ mức 15% của năm ngoái.

"Trong khi đó, phân khúc hạng sang quay trở lại với dự án Cove Residence và tiếp đến là một loạt các dự án như The Vertex Private Residence, Apha Hill và The Grand Manhattan", theo báo cáo của CBRE Việt Nam. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/kien-truc-su.html


Khu vực trung tâm TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Triển vọng lạc quan của phân khúc căn hộ hạng sang, trước hết, đến từ sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Việt Nam có tốc độ tăng GDP bình quân hơn 6% qua 20 năm. Riêng năm 2018, con số này vượt hơn 7%, trở thành động lực quan trọng, hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại vào bất động sản trong nước.

"Trong khi giá nhà đang bấp bênh từ London đến Hong Kong, Sydney và New York, Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn", bài báo nhận định.

Bên cạnh nguồn cầu quốc tế, làn sóng người mua mới còn xuất phát từ nhóm người giàu trong nước. Giai đoạn 2006-2016, số người Việt Nam có tài sản ròng từ 30 triệu đô đã tăng 320%, vượt qua cả Ấn Độ và Trung Quốc, theo báo cáo năm 2017 của Knight Frank. Trong năm qua, cả nước có 142 người siêu giàu (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) và 12.327 triệu phú. Số lượng triệu phú của quốc gia hình chữ S được dự báo tăng lên tới 15.776 người trong năm 2023.

Ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho biết, các nhà phát triển bất động sản từng tập trung vào phân khúc trung cấp đang chuyển sự chú ý sang những người giàu có hơn.

"Chúng tôi có ngày càng nhiều khách hàng siêu giàu, đặc biệt là những doanh nhân đang tìm nơi đầu tư khoản tiền của họ", ông chia sẻ.

Một trong những lý do khiến người giàu có sẵn sàng bỏ tiền vào bất động sản hạng sang hiện nay là quỹ đất sạch tại khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, truyền thống nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà đã thay đổi, cũng thúc đẩy nhu cầu mua căn hộ tại đô thị, theo đại diện Savills. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia


Dự án The Grand Manhattan tọa lạc tại 2 mặt tiền đường Cô Bắc và Cô Giang, với giá khởi điểm 6.000 USD mỗi m2.

Thực tế, giá một số căn hộ hạng sang tại TP HCM hiện đã đạt mức 6.000 USD mỗi m2 - mức giá trung bình mà CBRE dự báo cho đầu năm 2020. Chẳng hạn, dự án có quy mô lên đến 14.000m2 ở trung tâm quận 1 của Novaland - The Grand Manhattan - có giá dự kiến là 6.000 USD mỗi m2. Sự đắt giá của dự án đến từ chỗ đỗ xe định danh tặng kèm căn hộ cùng tầm nhìn đẹp hướng về chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, chuỗi khách sạn 5 sao, chuỗi tháp văn phòng hạng A và không gian xanh mát của công viên 23/9.

Đây được coi là một trong những mức giá "ngất ngưỡng" tại TP HCM hiện tại, nhưng vẫn còn rất rẻ so với các thành phố trên thế giới, ngay cả những thị trường giá cả "phải chăng" như Singapore, Tokyo hay Hong Kong. Cụ thể, giá trung bình căn hộ hạng sang tại Tokyo là 15.800 USD mỗi m2, tại Singapore là 25.600 USD và tại Hong Kong là 45.500 USD. 


Theo vnexpress


4 nguyên tắc khi đầu tư condotel

Vị trí dự án, pháp lý minh bạch, chính sách đầu tư linh hoạt... là những điều nhà đầu tư cần chú ý khi đầu tư các dự án condotel.

Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường năm 2019 sẽ tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra "bong bóng", đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đa dạng phân khúc bất động sản và các dự án mới liên tục ra hàng, kinh doanh condotel cần lưu ý những nguyên tắc nào là điều khiến không ít nhà đầu tư trăn trở.

Vị trí là yếu tố nòng cốt 

Vị trí dự án được giới đầu tư đánh giá là yếu tố quyết định trong việc định giá và kinh doanh bất động sản thành công, đặc biệt với phân khúc nghỉ dưỡng.

Theo khảo sát, những vùng xa xôi, chưa phát triển nhưng có dấu hiệu "nóng", việc đón đầu sớm của nhà đầu tư tương ứng với rủi ro cao. Với những người mới bắt đầu hay số vốn đầu tư chưa nhiều, những khu vực vốn nổi tiếng về thu hút khách du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... sẽ an toàn hơn.

Đà Nẵng với các địa danh du lịch nổi tiếng như: bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, núi Bà Nà... vẫn được coi là tâm điểm hút thu hút dòng tiền đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng lớn.

Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2018 thành phố đón hơn 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch. Tổng thu từ hoạt động du lịch cả năm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3%, đạt 106,9%.

Tại các vị trí gần điểm du lịch nổi tiếng Đà Nẵng như bãi biển Mỹ Khê, "trục đường 5 sao" Võ Nguyên Giáp được coi là thỏi nam châm hút khách du lịch và dòng tiền quanh năm.


Sở hữu vị trí ven biển, nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, TMS Hotel Da Nang Beach đang là tâm điểm thu hút du khách

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đều cho rằng, Đà Nẵng là địa bàn trọng điểm phát triển bất động sản du lịch, nhà ở với giá trị đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng.

Hiện tại, giao dịch trung bình khu vực đường Võ Nguyên Giáp đạt mức 300 triệu mỗi m2, mức tăng gấp đôi so với 2017. Dự tính, sau khi hoàn tất đầu tư khu phố du lịch Tây An Thương ngay cạnh trục đường Võ Nguyên Giáp, lượng khách du lịch và mức giá giao dịch tiếp tục gia tăng, hứa hẹn một năm bùng nổ thị trường bất động sản Đà Nẵng. xem gia vang hom nay

Phân khúc đầu tư 

Theo bảng xếp hạng các địa điểm du lịch năm 2018 của trang web đặt phòng nghỉ lớn nhất thế giới Airbnb, Đà Nẵng đứng thứ 5 toàn cầu và đứng đầu tại Đông Nam Á. Nhiều năm gần đây, Đà Nẵng thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế nhờ an ninh tốt và nguy cơ thiên tai thấp, một đại lý du lịch Đà Nẵng cho biết. 

Vào những mùa cao điểm du lịch tại Đà Nẵng, dọc ven biển Mỹ Khê như đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Trường Sa, các khách sạn thường xuyên kín chỗ. Điều này tạo ra cơ hội cho phân khúc condotel phát triển.

Theo Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotel Châu Á Thái Bình Dương, chi phí hoạt động điển hình cho một dự án căn hộ khách sạn với đầy đủ dịch vụ dao động trong khoảng 45% - 65% trên tổng doanh thu, tùy vào tiện ích và định vị. Do đó, nhà đầu tư sẽ đảm bảo lượng khách ổn định và lâu dài, với tiềm năng sinh lời cao.

Pháp lý minh bạch 

Pháp lý là yếu tố rủi ro nhất trong kinh doanh bất động sản. Nhiều nhà đầu tư vì vậy lựa chọn đổ tiền vào các dự án đã hoàn thiện, tránh việc "tiền mất tật mang".

Ngoài ra, giá trị dự án còn nằm ở việc khách hàng được làm chủ và an tâm về đồng vốn của mình nhờ hành lang pháp lý minh bạch. xem thêm https://mauthietkenhadep.hatenadiary.jp/


TMS Hotel Da Nang Beach được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi vận hành ổn định, chuyên nghiệp

Trên thị trường Đà Nẵng, TMS Hotel Da Nang Beach đi vào vận hành từ tháng 10/2018. "Dự án hiện đã thành hình và đi vào hoạt động ổn định, hứa hẹn củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào sản phẩm bất động sản, là lựa chọn ưu tiên của những nhà đầu tư thông minh", đại diện chủ đầu tư dự án cho biết. 

Chính sách đầu tư linh hoạt

Đối với các nhà đầu tư, nguồn vốn bỏ ra ban đầu, các gói tài chính liên kết với ngân hàng, ưu đãi từ chủ đầu tư uy tín cũng là những yếu tố quan trọng giúp họ quyết định xuống tiền dễ dàng.

Tại thị trường bất động sản Đà Nẵng, TMS Hotel Da Nang Beach mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư. Theo đó, với số vốn ban đầu khoảng 200 triệu, nhà đầu tư có thể sở hữu căn hộ hướng trọn tầm nhìn bao quát biển Mỹ Khê. 

Xem thêm mẫu nhà xinh tại website trang chủ nhà xinh


Theo vnexpress

Cho thuê văn phòng tại Hà Nội có lợi suất cao nhất thế giới

Lợi suất của thị trường TP HCM từ vị trí thứ 2 tụt xuống vị trí thứ 4, theo xếp hạng vừa được Savills công bố.



Theo báo cáo lợi suất văn phòng toàn cầu do Savills phát hành, Hà Nội là thành phố dẫn đầu trên toàn thế giới về lợi suất văn phòng. Tiếp đến là Manila (Philippines), Adelaide (Australia), TP HCM và Perth lần lượt lọt vào top 5 toàn cầu.

Cụ thể, Savills cho biết, đây là lần thứ ba kể từ tháng 1/2017, Hà Nội xếp hạng đầu tiên trên thế giới về lợi suất văn phòng hạng A với mức 8,57%. TP HCM, đã từng xếp hạng thứ hai trong báo cáo kỳ trước đó, nhưng hiện tụt xuống vị trí thứ 4 với lợi suất thị trường ở mức 7,36%. xem thêm tỷ giá vcb tại https://tygia.vn/ty-gia/vietcombank

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Quản lý Đầu tư, Savills Hà Nội cho biết, mức lợi suất cao cho thấy mức tương quan khá hấp dẫn của thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng so với giá trị vốn hóa của tòa nhà văn phòng. Bởi vậy, việc Hà Nội và TP HCM đang có mức lợi suất cao hàng đầu thế giới cho thấy triển vọng rất khả quan về giá thuê và công suất thuê tại 2 thị trường này.

Cũng theo Savills, TP HCM đang có tình hình hoạt động tốt nhất trong 5 năm với giá thuê trung bình tăng 8% theo năm và công suất thuê đạt 97%. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận giá thuê tăng 3% theo năm trong quý IV/2018 và công suất thuê ổn định ở mức 95%. Tại đây, phân khúc văn phòng hạng A ở khu vực ngoài trung tâm có tình hình hoạt động cải thiện.

"Cũng dễ hiểu khi hai thị trường này đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc", đại diện Savills nói và cho biết nhu cầu mua cao nhưng số lượng giao dịch được thực hiện trong năm 2018 rất ít do hạn chế số lượng dự án để bán. Một giao dịch đáng chú ý là Nomura Real Estate trong tháng 1/2018 đã mua 24% quyền sở hữu tòa Sun Wah Tower, một tòa văn phòng hạng A ở TP HCM.

Theo Savills, hiện nguồn cung văn phòng để bán hạn chế, dẫn đến việc nhà đầu tư cạnh tranh về giá mua dự án.

"Có thể nói thị trường văn phòng ở Việt Nam đang thuộc về người bán, nói cách khác nếu bạn đang sở hữu một dự án bất động sản văn phòng, đây là thời điểm thuận lợi để bán", chuyên gia Savills cho hay.

Trong 5 năm qua, bất động sản là kênh đầu tư được ưa chuộng với tổng số vốn đầu tư tăng trên nhiều phân khúc. Theo Nhóm Nghiên cứu Toàn cầu của Savills, văn phòng là phân khúc thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất - khoảng 340 tỷ USD trên toàn thế giới từ nửa cuối năm 2017 đến nửa cuối năm 2018.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo vnexpress

Những bí quyết để là người mua nhà thông minh

Các căn hộ giá rẻ thường có chất lượng không cao. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng mua căn hộ cao cấp. Vậy đâu là giải pháp để trở thành người mua nhà thông minh?

Dưới đây là một số yếu tố mà người mua nhà thông minh nên tham khảo trước khi xuống tiền mua một căn hộ.

Lựa chọn các căn hộ tầm trung
Giá căn hộ chung cư tại các thành phố lớn trên cả nước dao động trong khoảng 1,5 đến 4 tỷ đồng/căn. Những dự án tại khu vực trung tâm phần lớn có mức giá khá đắt đỏ. Với mức tài chính eo hẹp, người mua nhà càng phải cân đong đo trước khi xuống tiền, tránh mua những dự án giá rẻ nhưng lại ở xa, khó khăn đi lại.

Tuy nhiên, ngay tại Hà Nội vẫn có những chung cư vị trí đẹp, không quá xa trung tâm mà mức giá chỉ khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng/căn. Có thể kể đến căn hộ thông minh The Zen Residence. xem thêm di tích thành nhà hồ


Dự án nằm trong lòng khu đô thị Gamuda City, tọa lạc bên công viên Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), trải dài trên diện tích 75 ha gồm nhiều biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại, chung cư cao cấp, đồng thời sở hữu nhiều cảnh quan xanh mát và tiện ích vui chơi ngoài trời.

Chất lượng song hành với giá bán
The Zen Residence gồm 3 tòa căn hộ cao từ 31 đến 35 tầng là tổng hòa của kiến trúc Nhật Bản hiện đại, đan cài bên cảm hứng thiên nhiên tươi mát. Thiết kế căn hộ 1-3 phòng ngủ với diện tích 52-216 m2. Tất cả đều được trang bị hệ thống nội thất sang trọng kết hợp ánh sáng tự nhiên.

Anh Trần Đăng Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi quyết định đặt mua căn hộ tại The Zen Residence vì dự án hình thành trong một đô thị đã được lấp đầy cư dân và các công trình tiện ích công cộng. Ngoài ra, uy tín của chủ đầu tư Gamuda càng củng cố niềm tin của tôi”.

Điều này hoàn toàn đúng đắn bởi trước những thông tin nhiều chiều về rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai, nhiều chuyên gia bất động sản khuyến cáo người mua nhà cần tìm đến những dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, có chủ đầu tư uy tín. xem thêm mau thiet ke nha dep 2019


Hiện tại, chuỗi tiện ích cao cấp và khuôn viên cây xanh rộng lớn của Gamuda Gardens đã được đưa vào sử dụng. Dãy nhà phố thương mại cũng đã đi vào hoạt động, với đa dạng loại hình kinh doanh như cửa hàng cà phê, siêu thị, đồ nội thất, đồ gia dụng…

Ngoài ra, hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc tế với mô hình trường Liên cấp quốc tế Singapore (SIS) tại Gamuda Gardens, trường mẫu giáo IQ Montessori cũng đã sẵn sàng cho hàng nghìn con em cư dân.

Lựa chọn thời điểm “vàng” để mua nhà
Để thúc đẩy giao dịch bán hàng trên thị trường, các chủ đầu tư thường đưa ra chính sách ưu đãi, chiết khấu theo từng giai đoạn bán hàng. Với mức tài chính không dư giả, khách hàng khôn ngoan có thể mua nhà đúng đợt khuyến mãi của chủ đầu tư để giảm một phần chi phí.


Với The Zen Residence, khách hàng sẽ có cơ hội nhận xe máy Vespa Sprint, điện thoại iPhone XS Max 64 GB và iPhone X 64 GB. Chương trình được áp dụng từ 13/2 đến 17/3.

Anh Trần Đức Nam (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất hào hứng với những chương trình ưu đãi của chủ đầu tư Gamuda cho dự án chung cư The Zen Residence đợt này. Đi mua nhà, ngoài chất lượng căn hộ, vị trí, môi trường sống, lựa chọn thời điểm là yếu tố không thể thiếu để hưởng lợi từ chính sách khuyến mãi”.

Xem thêm tỷ giá vàng tại: https://tygia.vn/gia-vang

Theo News Zing 



Không đủ nhà để bán, môi giới bị sa thải hàng loạt

Cắt giảm nhân sự, thay đổi hình thức trả lương nhân viên, chạy về các tỉnh tìm nguồn hàng là những diễn biến đang xảy ra tại thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng đầu năm 2019.

Từ năm 2013 đến nay thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng mạnh, lợi nhuận từ bất động sản gần như đạt tới đỉnh cao. Trước nguồn lợi nhuận dồi dào đó, người người, nhà nhà chuyển qua làm bất động sản.

Tuy nhiên, đến hiện tại, sau nhiều năm đứng ở tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản TP.HCM đang bắt đầu "co cụm". Những người từng "đua" trong "trường đua" siêu lợi nhuận ngày ấy phải ngậm ngùi rút lui.

Tinh giảm hàng nghìn nhân sự

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, nhiều doanh nghiệp buộc phải tinh giảm nhân sự nhằm khắc phục bài toán kinh tế. Điều này khiến hàng nghìn nhân viên sale và nhân viên hành chính bế tắc khi bị cho nghỉ việc đột ngột.


Sau nhiều dự án dính sai phạm, đến nay thị trường BĐS TP.HCM đang phải chứng kiến sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng do dự án mới bị ách tắc. (Ảnh Tuệ Lâm).

Điển hình, Công ty giao dịch Bất động sản T.P (quận Bình Tân) mới đây đã buộc phải tinh giảm hơn 50% nhân viên sale của đơn vị. Nguyên do cũng vì thiết hụt nguồn cung.

"Thật sự, hiện công ty đang rất "đói" nguồn hàng, không có hàng bán. Đây là thực trạng chung của các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM hiện nay. Trước khó khăn này chúng tôi buộc phải tinh giảm biên chế, cắt bỏ 50% nhân sự chủ yếu là nhân viên bán hàng (sale)", giám đốc Công ty giao dịch Bất động sản T.P nói.

Tại Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh (quận 2, TP.HCM), doanh nghiệp này cũng đang "loay hoay" đổi chiến lược.

"Không doanh nghiệp nào lại muốn mình rơi vào thế khó, nhưng hiện nay dường như không còn lựa chọn, tất cả doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang buộc phải chọn đường đi khó nhất.

Trước đây, công ty chúng tôi luôn đặt quyền lợi của nhân viên rất cao, cụ thể là việc trả lương đúng hạn, đi du lịch, tiền thưởng vào các ngày lễ... Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi buộc phải "cắt" hết các khoản đó, kể cả tiền lương. Dường như nhân viên cũng hiểu được nỗi khó của công ty khi không có nguồn hàng để bán thì không thể có tiền chi trả, nên ít ai phàn nàn", đại diện Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh nói.

Cũng theo đại diện Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh, hiện doanh nghiệp đang tập trung về các tỉnh vùng ven, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm cách "giải cứu" cho chính mình.

Một tập đoàn bất động sản có tiếng (dấu tên) tại TP.HCM cũng ngậm ngùi kêu khó: "Trước đây, số tiền lương thưởng một tháng để chi trả cho nhân viên lên đến vài chục tỷ đồng. Thế nhưng, hiện không có nguồn hàng, nhân viên không có việc nên chúng tôi buộc phải tinh giảm hơn 1000 nhân viên để giảm khó khăn về tài chính. Biết điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều nhân viên nhưng thật sự doanh nghiệp chúng tôi cũng không còn cách nào khác".

Nói về vấn đề này, anh Hoàng Viết Lãm (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), một nhân nhân viên sale vừa bị buộc nghỉ việc than thở: "Tôi không quá xuất sắc trong việc sale sản phẩm bất động sản, nhưng công việc này vẫn là công việc chính của tôi. Tôi gắn bó công việc này đã 3 năm, từ hồi còn sinh viên năm 2, vì thấy dễ kiếm tiền nên tôi đã bảo lưu kết quả học tập tại trường một năm để đi làm sale.

Cứ tưởng công việc này sẽ ổn định, thế nhưng bây giờ bỗng phải nghỉ việc làm tôi không biết xoay sở thế nào. 3 năm nay tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu bất động sản, không theo chuyên môn ngành học của mình, giờ thị trường bất động sản chững lại làm tôi không biết đối mặt thế nào trước tình trạng thất nghiệp".

Thị trường bất động sản gặp khó, các doanh nghiệp đồng loạt tinh giảm nhân sự khiến hàng nghìn nhân viên rơi vào cảnh bế tắc. Đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp vì muốn nhanh chóng giải quyết được bài toán kinh tế nên đã bất chấp dành giật các sản phẩm chưa được cấp phép, điều này báo động rủi cho cho chính doanh nghiệp và cả khách hàng khi "xuống tiền". xem thêm mẫu thiết kế nhà xinh tại trang chủ trang chủ

Không có hàng để bán

Nhiều chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM cho biết hiện các dự án mới bị ngưng trệ vì không được ký, không phê duyệt.

"Gần như không có ai làm việc, không ai dám ký tá gì cả. Hồ sơ ách tắc lại hết ở các sở ngành", đại diện một công ty bất động sản có tiếng ở TP.HCM cho hay.

Theo chân anh Hạnh một nhân viên làm hồ sơ của một công ty BĐS đến nộp hồ sơ xin cấp phép dự án căn hộ mới chúng tôi thấy hàng loạt hồ sơ chất chồng cao vượt mặt nhân viên xét duyệt. Người đi nộp hồ sơ này nói: "Nhiều tháng trước em nộp hồ sơ xin cấp phép dự án căn hộ mới để triển khai. Dù đã có quy hoạch 1/500 nhưng đến nay vẫn ách tắc. Hỏi các anh chị ở đây cho xin lại hồ sơ họ cũng không thể tìm được vì hồ sơ ách tắc về bất động sản chất chồng như núi".


Sau một giai đoạn tăng trưởng nóng hiện nay thị trường BĐS đang chững lại vì nhiều yếu tố trong đó có nguyên do từ việc thiếu nguồn cung. (Ảnh Tuệ Lâm).
Phó chủ tịch HĐQT một công ty BĐS lớn tại TP.HCM cho biết, nhận diện được tình hình nên từ đầu năm 2018 doanh nghiệp này đã tích cực săn tìm các dự án đã có sẵn quy hoạch 1/500, có giấy phép đầy đủ nhưng gần như "mò kim đáy bể".

"Chúng tôi đã buộc phải cắt giảm gần cả ngàn nhân sự do bế tắc về nguồn cung. Đây thực sự là một diễn biến không mong đợi đang xảy ra ở thị trường BĐS TP.HCM", vị này nói.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2018, Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố phê duyệt 124 dự án nhà ở thương mại, giảm 12,7% so với năm 2017. Trong đó, có 14 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư; công nhận chủ đầu tư 30 dự án; chấp thuận đầu tư 80 dự án. Năm 2018, UBND thành phố đã chấp thuận cho chuyển nhượng 17/25 dự án bất động sản, giảm 15% so với năm 2017.

Ở một góc độ khác, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sự suy giảm nguồn cung bất động sản trên thị trường đang rất rõ, hiện các dự án được thông qua rất khó khăn.

Nói về nguyên nhân của thức trạng này, ông Châu cho rằng do những quy định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án đang có những chồng chéo, bất hợp lý mà trước hết là quy định về "đất ở hợp pháp".

Cụ thể, Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở quy định, doanh nghiệp phải nhận chuyển quyền sử dụng "đất ở" theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại. Chính quy định này gây cản trở các dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư mới bởi lẽ, các hầu hết các dự án này đều sử dụng chủ yếu quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng không phải 100% "đất ở".

Mặt khác, quy định này cũng mâu thuẫn với Luật Đất đai quy định tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Châu cho rằng, đây là điểm nghẽn đầu tiên trong các điểm nghẽn của thị trường bất động sản hiện nay. Trong khi đó, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra một nguồn vốn rất lớn để giải phóng mặt bằng và thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư. Nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, bị đọng vốn kéo dài, chịu lãi vay tăng cao, dễ dẫn đến bị rơi vào nhóm nợ xấu, mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản. xem thêm tỷ giá vietcombank https://tygia.vn/ty-gia/vietcombank

Theo VTC News