Cabin làm việc 'cổ tích' 8 m2 với giá 28.000 USD

Cabin làm việc 'cổ tích' 8 m2 với giá 28.000 USD


Cabin này không chỉ là một văn phòng làm việc di động mùa Covid-19, khách hàng còn có thể tuỳ ý sáng tạo để biến nó thành không gian mơ ước của riêng mình.


Giữa bão Covid-19, hàng triệu người trên thế giới đã buộc phải làm việc tại nhà. Để giúp khách hàng thoát khỏi sự buồn chán và mất tập trung, xưởng thiết kế Hello Wood có trụ sở tại Budapest (Hungary) đã sáng tạo ra phiên bản cabin làm việc nhỏ gọi là Workstation. Ảnh: Business Insider.


Cabin di động này được thiết kế để có thể đặt ngay trong sân nhà, giúp khách hàng vừa có không gian làm việc riêng yên tĩnh, vừa đảm bảo tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Ảnh: Business Insider.


Hello Wood đang nhận đơn đặt hàng Workstation qua email với giá 28.000 USD chưa bao gồm phí vận chuyển. Hãng cũng đang tìm hiểu phương thức vận chuyển ra nước ngoài, sau khi nhận được sự quan tâm từ người mua ở Bắc Mỹ. Ảnh: Business Insider.


Cabin của Workstation không phải là hình dạng khối tiêu chuẩn cho những ngôi nhà nhỏ. Thay vào đó, giống như một "viên sỏi khổng lồ" với 15 mặt, tổng diện tích 8 m2. Ảnh: Business Insider.

Hello Wood nói rằng, việc sáng tạo ra cabin này giống như "mang những hình ảnh trong cuốn sách thời thơ ấu vào cuộc sống", nó trông giống như một thứ gì đó trong truyện cổ tích. Ảnh: Business Insider.

Các mô-đun của cabin cũng có thể thay đổi theo sở thích của khách hàng dựa trên cấu trúc truyền thống. Ảnh: Business Insider.

Bên trong cabin, các bức tường được làm bằng gỗ thông Scots, cách âm và cách nhiệt hoàn hảo, vì vậy có thể sử dụng quanh năm. Ảnh: Business Insider.

Cabin được thiết kế có cửa sổ lớn và giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn hướng ra cảnh quan bên ngoài. Ảnh: Business Insider.

Nội thất sẵn có bao gồm ghế và ổ cắm điện. Ảnh: Business Insider.

Các tiện ích bổ sung khác bao gồm lò sưởi, điều hòa, tivi, hệ thống âm thanh và đèn điện tự động theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Business Insider.

Người mua cũng có thể thiết kế thêm các chi tiết cảnh quan và sân vườn để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cabin. Ảnh: Business Insider.

Hello Wood cũng nhấn mạnh rằng các chức năng của Workstation "chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn" nhằm cho thấy rằng, cabin này không chỉ là một văn phòng làm việc thông thường mà khách hàng còn có thể tuỳ ý sáng tạo để biến nó thành không gian của riêng mình. Ảnh: Business Insider.

Đọc thêm giá xây dựng biệt thự tân cổ điển https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/don-gia-thiet-ke-thi-cong-biet-thu-co-dien-tan-co-dien.html

Theo Zing

Đây là thành phố có giá bất động sản đắt nhất thế giới

Đây là thành phố có giá bất động sản đắt nhất thế giới


Không phải những cái tên quen thuộc như New York hay Hong Kong, sự hào nhoáng và sang trọng đã biến Monaco thành nơi có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.


 Theo South China Morning Post, Thân vương quốc Monaco vừa soán ngôi Hong Kong để trở thành nơi có giá nhà đất đắt nhất thế giới. Bởi chính sách thuế thuận lợi của đất nước này, nhiều ngôi sao nổi tiếng và giới siêu giàu đổ xô nhau mua sắm tài sản xa xỉ tại đây.

Theo sau Monaco là những cái tên quen thuộc và nổi tiếng với giá bất động sản đắt đỏ như Hong Kong, New York (Mỹ), London (Anh) và Paris (Pháp), theo số liệu từ hãng dịch vụ bất động sản Savills.

Monaco đồng thời cũng là quốc gia giàu nhất thế giới xét theo GDP bình quân đầu người. Trung bình một ngôi nhà tại đây có giá 54.010 USD/m2 vào cuối năm 2019, cao hơn Hong Kong 7,7% và gần gấp đôi so với New York.

Theo một cách đo khác từ Knight Frank, 1 triệu USD chỉ có thể mua 16 m2 bất động sản ở Monaco, đắt hơn nhiều so với 21 m2 ở Hong Kong - nơi từng nhiều năm liền giữ vị trí số một những nơi có giá nhà cao nhất.

Bảng so sánh mức độ đắt đỏ tại các thị trường nhà đất xa xỉ nhất thế giới. Ảnh: SCMP.

Chính sách thuế ưu đãi của Monaco giúp thu hút tầng lớp siêu giàu và người nổi tiếng đổ về đất nước này. Với diện tích nhỏ thứ hai thế giới, nguồn cung bất động sản tại Monaco không dồi dào và đẩy vọt giá lên mức cao.

Chuyên gia Edward de Mallet Morgan tại Knight Frank cho biết: "Tôi dự đoán ngành bất động sản Monaco sẽ tiếp tục sống khỏe. Monaco là thị trường bất động sản đắt nhất thế giới và vẫn giữ vững phong độ trong thời kỳ kinh tế khó khăn".

Trong năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của cư dân của Monaco là 186.000 USD/năm - thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Theo Savills, chỉ trong 10 năm giá bất động sản ở Thân vương quốc Monaco đã tăng hơn gấp đôi. Giá cho thuê hàng năm của tất cả các loại tài sản cũng tăng 20%.

"Sống tại Monaco là một trải nghiệm độc đáo. Sở hữu tài sản tại Golden Square tại Monte Carlo của Monaco là biểu tượng của giới thượng lưu xa xỉ, đồng thời cũng là một mối đầu tư thông minh", ông Thierry Rolland, Giám đốc Coldwell Banker Cobalym Properties, cho biết.

Đọc thêm về công ty thiết kế kiến trúc nha xinh

Theo South China Morning Post

Những mẫu nhà cấp 4 đẹp ở nông thôn giá rẻ, chi phí thấp hoàn toàn có thể xây được

Những mẫu nhà cấp 4 đẹp ở nông thôn giá rẻ, chi phí thấp hoàn toàn có thể xây được


Tính đến nay các chuyên gia đã cho ra đời hàng trăm thiết kế mẫu nhà cấp 4 đẹp ở nông thôn giá rẻ, và có hơn 150 thiết kế được nhiều người lựa chọn, dễ dàng bắt gặp khi đến với bất kì vùng nông thôn Việt Nam nào.

Mẫu nhà cấp 4 đẹp ở nông thôn giá rẻ là ước mơ của rất nhiều người hiện nay. Bài viết này sẽ giới thiệu những mẫu nhà cấp 4 nông thôn giá rẻ, đơn giản đến các mẫu nhà mới nhất hiện nay.

1. Đặc điểm của nhà cấp 4

Các thiết kế nhà cấp 4 ở nông thôn thường nghiêng về việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền các không gian rộng, bao gồm các không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà tắm – nhà vệ sinh. Diện tích lớn giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế, kiến trúc cũng trở nên phóng khoáng hơn. Phòng khách thường to, trung bình có 2,3 phòng ngủ, có nhiều ngôi nhà có đến 5,6 phòng ngủ, và những thiết kế như thế này rất bình thường, khi gia chủ sở hữu đất nền rộng.


Ưu điểm của nhà cấp 4

+ Nhà cấp 4 có mức chi phí xây dựng thấp

+ Thời gian hoàn thành nhanh

+ Kỹ thuật xây dựng không đòi hỏi phức tạp

+ Kiến trúc đơn giản.

2. Các mẫu nhà cấp 4 nông thôn đơn giản:

- Mẫu nhà cấp 4 1 phòng khách, 2 phòng ngủ

Nhà cấp 4 là những ngôi nhà mà tổng diện tích sàn chưa tới 1000m2, có số tầng dưới 3 tầng. Nhà cấp 4 được xây dựng nhiều ở nông thôn, vì các hộ dân có diện tích đất khá rộng và kiểu nhà này phù hợp với mức thu nhập không nhiều của họ. 

Nhà cấp 4 phổ biến nhiều ở nông thôn - nơi có quỹ đất rộng.

Với nhà cấp 4, gia chủ có thể lựa chọn nhiều loại mái khác nhau từ mái thái đến mái bằng.

Diện tích rộng nên có thể phục vụ tốt cho mục đích sinh hoạt của hộ gia đình.

- Mẫu nhà cấp 4 mái thái 150m2

Mẫu nhà cấp 4 mái thái 150m2 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình trên 3 người. Mẫu thiết kế nhà này thường thể hiện sự phóng khoáng trong không gian cũng như sự đa dạng trong phong cách thiết kế. Chính điều đó là một trong những lý do giúp cho mẫu nhà cấp 4 mái thái 150m2 nhận được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư. 

Mẫu nhà cấp 4 mái thái 150m2 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình trên 3 người.

Mẫu nhà cấp 4 với thiết kế cổ điển, tạo sự ấm cúng cho cả gia đình nhờ hệ thống đèn vàng trong và ngoài nhà.

Sở hữu quỹ đất lên đến 150m2, hồ bơi sẽ là gợi ý hay ho cho gia đình bạn vui chơi, thư giãn.

Thay vì "đóng hộp" không gian nhà, hãy chừa 1 khoảng sân trước nhà để không khí được lưu thông.

- Mẫu nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng 3 phòng ngủ, được thi công 500m2 với chi phí xây dựng dự kiến khoảng 600 – 700 triệu đồng, đúng kiểu mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp đáng sở hữu hiện nay. Với phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại pha chút phong cách tân cổ điển đã tạo nên một tổng thể đẹp mắt và mềm mại. 

Chi phí xây dựng dự kiến cho mẫu nhà có gác lửng này khoảng 600 – 700 triệu đồng.

Gác lửng giúp tăng thêm không gian sinh hoạt, mở rộng phòng ngủ cho các hộ gia đình.

Gác lửng giúp căn nhà trở nên cao ráo hơn.

Phần gác lửng không chỉ giúp tận dụng không gian sống mà còn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

- Mẫu nhà cấp 4 nông thôn đơn giản có sân vườn

Đối với những hộ gia đình ở nông thôn, sân vườn là một trong những yếu tố không thể thiếu và tạo nên không gian sống thoải mái cho gia chủ. Thay vì để những phần đất trống, thừa diện tích, nhiều gia chủ đã bắt tay vào tự thiết kế cho mình một khu vườn riêng ngập tràn cây cỏ cùng các tiểu cảnh, vô cùng nên thơ và tạo ấn tượng đặc biệt cho mỗi vị khách đến nhà.

Sân vườn là tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Thay vì để những khoảng sân xi măng trống trước nhà, tại sao không thử làm một thảm cỏ xanh vừa đẹp lại vừa tốt.

Thiết kế sân vườn kết hợp với chỗ vui chơi chung của gia đình giúp gắn kết các thành viên.

Khoảng xanh luôn đi liền với những mẫu nhà cấp 4.

Nhà cấp 4 nông thôn giá rẻ với đầy đủ tiện nghi, chi phí chỉ khoảng 700-800 triệu.

Xem thêm về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh khong gian dep

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Ngậm trái đắng khi mua nhà trên giấy

Ngậm trái đắng khi mua nhà trên giấy


Người mua nhà hình thành trong tương lai có nhiều vấn đề cần xem xét kỹ để tránh nhận trái đắng.

Theo Luật Nhà ở năm 2014, nhà ở hình thành trong tương lai là nhà đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng. Như vậy, bản chất của việc mua loại hình nhà ở này là mua cái chưa được tồn tại trong thực tế. Người mua nhà không chỉ dựa vào thông tin do chủ đầu tư hoặc môi giới cung cấp mà còn phải cân nhắc rất nhiều vấn đề liên quan.

Lập lờ diện tích sàn xây dựng

Thế nhưng, không ít người mua vẫn sơ suất hoặc bị bên bán đánh lừa hay đưa ra thông tin chưa rõ ràng khiến họ phải nhận rủi ro, dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp, khởi kiện về nhà đất.

Đầu năm 2015, ông Trần Dũng (quận Phú Nhuận, TP HCM) ký hợp đồng (không có công chứng) với Công ty CP Xây dựng Sài Gòn (SCC) để mua một căn nhà tại dự án khu đô thị Phodong Village (quận 2, TP HCM), có diện tích sàn xây dựng 407 m2. Tháng 4-2016, SCC bàn giao căn nhà (phần thô xây dựng) và ông Dũng ký nhận biên bản bàn giao nhưng "quên" kiểm tra diện tích sàn xây dựng thực tế.

Sau đó, SCC tiếp tục yêu cầu ông ký bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở để họ làm thủ tục cấp sổ hồng. Tuy nhiên, do bản vẽ này có rất nhiều chi tiết kỹ thuật nên ông không biết được diện tích sàn xây dựng thể hiện trong bản vẽ là bao nhiêu. "Tôi cứ nghĩ rằng diện tích trong bản vẽ sẽ khớp với diện tích trong hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao nhà nên đã ký nhận" - ông Dũng nói.

Đến tháng 10-2016, khi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (sổ hồng), ông Dũng phát hiện phần diện tích sàn xây dựng chỉ có 279 m2, thiếu gần 128 m2. Khi xem lại hợp đồng mua bán nhà cũng không có câu chữ nào giải thích cho người mua biết các thành phần cấu thành diện tích sàn xây dựng.

Một góc căn nhà của ông Trần Dũng tại khu đô thị Phodong Village (quận 2, TP HCM)

Tương tự, ông Trần Nam Anh, bà Lê Thị Thu Nguyệt, bà Bùi Nguyễn Thùy Trang cũng mua 2 căn nhà của SCC. Sổ hồng của 2 căn này đều có diện tích sàn xây dựng ít hơn rất nhiều so với diện tích được thể hiện trong hợp đồng mua bán.

Nhận thấy bị thiệt thòi, ông Trần Nam Anh, bà Lê Thị Thu Nguyệt, bà Bùi Nguyễn Thùy Trang ủy quyền cho ông Trần Dũng đứng đơn khởi kiện SCC lên tòa sơ thẩm (TAND quận 2, TP HCM), yêu cầu công ty này hoàn trả phần diện tích sàn xây dựng còn thiếu của 3 căn nhà là hơn 382 m2 (quy đổi thành tiền trên 2,2 tỉ đồng).

Qua quá trình thụ lý vụ việc, tòa sơ thẩm có văn bản đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh quận 2, TP HCM xác minh 3 căn nhà mà SCC đã bán cho bên nguyên đơn có tổng diện tích sàn xây dựng được ghi tại hợp đồng mua bán là trên 1.158 m2 nhưng sổ hồng của 3 căn này chỉ công nhận tổng diện tích sàn xây dựng hơn 776 m2.

Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh quận 2, TP HCM phúc đáp: Ba căn nhà mà SCC đã bán cho nguyên đơn được thi công đúng theo giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 776 m2. Việc cấp sổ hồng cho các căn nhà này được căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai 2013 và điểm a, khoản 1, điều 31, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại tòa sơ thẩm, đại diện SCC cho biết công ty đã thực hiện đầy đủ cách tính diện tích sàn xây dựng được quy định trong hợp đồng mua bán nhà, có xác nhận của hai bên. Trước khi cấp sổ hồng, các bên đã đồng ý và ký vào bản vẽ sơ đồ nhà, trong đó có ghi diện tích sàn xây dựng được cấp. "Việc tính diện tích sàn xây dựng của cơ quan nhà nước để cấp sổ hồng không ảnh hưởng thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng mua bán nhà" - đại diện SCC khi đó khẳng định.


Ông Dũng đưa ra các bằng chứng cho thấy trước khi ký hợp đồng mua bán nhà với ông Dũng, ông Nam Anh và các bà Thu Nguyệt, Thùy Trang, giấy phép xây dựng ngày 5-8-2014 chỉ cho phép SCC thi công diện tích sàn xây dựng ít hơn 50% so với tổng diện tích sàn xây dựng của 3 căn nhà mà công ty đã bán cho họ.

Cụ thể, SCC chỉ được thi công 279 m2 sàn xây dựng đối với căn nhà đã bán cho ông Dũng. Thế nhưng, tại hợp đồng mua bán nhà ngày 28-1-2015, SCC lại thể hiện diện tích sàn xây dựng là 407 m2. "Vậy có phải chúng tôi đã bị SCC lừa dối?" - ông Dũng nói.

Tuy vậy, căn cứ vào công tác thẩm định thực tế, giấy phép xây dựng và bản vẽ kỹ thuật của SCC, biên bản kiểm tra và chấp nhận căn nhà; bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở; các bên đã ký vào biên bản cùng bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở để thực hiện thủ tục cấp sổ hồng, trong đó có ghi nội dung diện tích sàn xây dựng được cấp, tòa sơ thẩm đã tuyên không chấp nhận yêu cầu của ông Dũng về việc buộc SCC phải hoàn trả số tiền của phần diện tích sàn xây dựng còn thiếu.

Lỗ hổng công chứng

Không chấp nhận phán quyết của tòa sơ thẩm, ông Dũng kháng cáo lên TAND TP HCM (tòa phúc thẩm). Tại đây, hôm 19-5, khi hội đồng xét xử đặt câu hỏi vì sao trong hợp đồng mua bán nhà, SCC không giải thích cho người mua nhà về cách tính diện tích sàn xây dựng, đại diện của công ty này mới thừa nhận có sai sót.

SCC cũng đồng ý với phân tích của hội đồng xét xử rằng người mua nhà không thể nhận biết được mọi thông tin và cách tính diện tích sàn xây dựng được thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật. Do đó, tòa phúc thẩm đề nghị nguyên đơn và bị đơn thương lượng.

Tuy nhiên, do SCC và ông Dũng không thương lượng được nên ngày 8-6, tòa phúc thẩm tiếp tục xét xử vụ việc. Tại phiên này, hội đồng xét xử nhận định nguyên đơn và bị đơn đều có sai sót trong quá trình mua bán nhà. Đại diện SCC và ông Dũng thừa nhận và đồng tình với nhận định này. Do đó, ngày 12-6, hội đồng xét xử phúc thẩm đã phán quyết buộc bị đơn (bên bán nhà - SCC) hoàn trả lại số tiền tương ứng với phần diện tích chênh lệch trong hợp đồng mua bán nhà so với diện tích trong sổ hồng cho bên mua.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Lê Thiết Hùng (Văn phòng Luật sư Lê Hùng và cộng sự) cho rằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai ghi diện tích không đúng với giấy phép xây dựng và sổ hồng là vi phạm khoản 2 Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) 2014. "Khi mọi thông tin giao dịch về nhà ở không đúng quy định pháp luật thì không có cơ sở pháp lý để giao dịch" - luật sư Lê Thiết Hùng nhận định.

Theo ông Huỳnh Mai Huy, thành viên Ban Chuyên môn và Đào tạo (Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam), điều 17 của Luật KDBĐS 2014 và khoản 1, điều 2 của Luật Công chứng quy định hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai giữa công ty KDBĐS và người mua không buộc phải công chứng nhưng nếu các bên có yêu cầu thì công chứng viên sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, điều 22 của Luật KDBĐS năm 2014 và điều 26 của Luật Nhà ở quy định chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của nhà ở hình thành trong tương lai (nhà ở phải đủ điều kiện bán) và có trách nhiệm bảo đảm nhà ở được bán sẽ được cấp sổ hồng. Nếu hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được công chứng thì công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra nhà ở phải đủ điều kiện bán theo quy định pháp luật. Do đó, việc công chứng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai sẽ góp phần an toàn pháp lý cho người mua, hạn chế tranh chấp giữa các bên.

Thế nhưng, theo ông Huy, hiện nay nhiều chủ đầu tư chậm trễ hoặc không thực hiện được thủ tục xin cấp sổ hồng cho người mua nhà do dự án không đủ điều kiện. Cá biệt, sau một thời gian dài chờ cấp sổ hồng, người mua nhà được cấp sổ có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích ghi trên hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư.

Người mua nhà từ các công ty kinh doanh địa ốc thường là bên yếu thế trong hợp đồng mua bán nhà, do không nắm được đầy đủ không tin về nhà ở. “Nhà nước cần có quy định hợp đồng mua bán nhà của chủ đầu tư và người mua nhà buộc phải công chứng, chứng thực để có bên thứ ba tham gia kiểm tra tính pháp lý của nhà ở, hạn chế tranh chấp. Còn khi xảy ra tranh chấp cần rút ngắn thời gian giải quyết tại tòa án nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người mua nhà, vốn là bên yếu thế trong hợp đồng mua bán, giảm bức xúc trong dư luận xã hội” - ông Huỳnh Mai Huy kiến nghị.

Tìm hiểu thêm về những mẫu thiết kế khong gian dep

Theo Người lao động