Gia đình biến nhà cũ thành nơi 'nuôi cá và trồng thêm rau'

Gia đình biến nhà cũ thành nơi 'nuôi cá và trồng thêm rau'


KHÁNH HÒA - Hai căn nhà, một là nơi ở của gia đình, một cho thuê nhưng gia chủ vẫn ao ước có một nơi để trồng rau, nuôi cá nên quyết định cải tạo.

Sau một năm thiết kế và thi công, hai căn nhà đều mang diện mạo mới. Ngôi nhà cấp 4 vốn cho thuê được dành riêng làm nơi thư giãn của gia đình với hồ cá, sân chơi đa năng và vườn.

Ngoài mặt tiền, "rèm" cây xanh cùng hệ lam gỗ có tác dụng giảm bức xạ nhiệt, mang lại bóng mát cho căn nhà và khiến gia chủ thích thú mỗi khi trở về sau một ngày làm việc.

Nhà cấp bốn được sửa làm chỗ cho gia chủ thư giãn. Cạnh đó là chỗ ở của gia đình. Ảnh: Quang Trần.

Thay vì chỉ chỉ làm một khoảng sân lớn ở tầng trệt như nhiều nhà khác, nhóm kiến trúc sư bố trí các mảnh vườn ở những độ cao khác nhau để tạo ra không gian xanh trải dài từ tầng trệt lên mái.

Tầng trệt được thiết kế nửa đóng nửa mở. Khu vườn với hồ cá Koi phía trước kết nối trực tiếp với sân chơi đa năng bên trong.

Trên tầng hai, mảnh vườn ngoài trời tiếp tục đưa thiên nhiên lại gần không gian sống và dẫn lên khu vườn trên mái thông qua cầu thang bậc rỗng giấu kết cấu.

Khu vườn trên mái rộng 70 m2, là nơi gia chủ trồng rau, cây ăn quả và nuôi gà. Không chỉ có đủ thực phẩm mỗi ngày, gia chủ còn có sản phẩm dư tặng hàng xóm. Mái vườn còn có vai trò cách nhiệt cho ngôi nhà, làm mát hiệu quả hơn những công trình mái tôn hay mái bê tông xung quanh.

Các khoảng vườn trải từ mái xuống tầng trệt. Ảnh: Quang Trần.

Trong nhà, màu nâu của nội thất gỗ kết hợp với màu trắng xám của tường, sàn và các vật liệu khác như kính nhằm mang tới sự ấm áp, gần gũi. Khu bếp mở trên tầng hai cho phép gia chủ thỏa sức nấu nướng cho gia đình mỗi cuối tuần hoặc thết đãi bạn bè, đối tác. Dù ngồi ở vị trí nào, người ở cũng có thể nhìn ra cây cối xanh mát.

Nhờ thủ pháp "giật bậc" (thấp ở phía trước, cao ở phía sau), công trình không gây cảm giác choáng ngợp khi nhìn từ bên ngoài. Giải pháp này cũng giúp căn nhà thoáng đãng và hòa hợp với bối cảnh xung quanh.

Dù bận rộn với công việc, gia chủ mỗi ngày đều dành thời gian ở ngôi nhà xanh của mình. Nó trở thành chỗ thư giãn cho gia đình, đón tiếp bạn bè và quan trọng nhất là gợi nhớ kỷ niệm về khu vườn tuổi thơ của ông.

Nhờ khu vườn ngoài trời ở tầng hai, gia chủ có thể vừa nấu nướng thiết đãi người thân vừa ngắm ra không gian xanh. Ảnh: Quang Trần.

Căn nhà trước khi cải tạo.

Căn nhà sau khi cải tạo.

Nhà vườn được xây dựng theo thủ pháp giật bậc, thấp ở phía trước, cao ở đằng sau.

Điểm nhấn của tầng trệt là hồ cá Koi.

Sân chơi thể thao nằm sau hồ cá.

Bàn bóng bàn tạo thành điểm nhấn đặc biệt trên nền màu trắng xám của sàn, tường làm từ đá chẻ và màu nâu của trần gỗ.

Cầu thang bậc rỗng làm từ sắt và gỗ dẫn từ tầng trệt lên tầng hai.

Tầng hai được bố trí khu bếp mở để gia chủ nấu nướng đãi gia đình, bạn bè, đối tác.

Đứng ở góc nào, gia chủ cũng có thể nhìn ra vườn cây xanh mát.

Căn nhà vườn khi lên đèn.

Bản vẽ mặt bằng tầng trệt và tầng hai.

Bản vẽ mặt bằng mái và bản vẽ mặt cắt.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xinh sài gòn

Theo vnexpress

Thiết kế mặt tiền nhà mái thái theo từng mẫu

Thiết kế mặt tiền nhà mái thái theo từng mẫu


Hiện nay xu hướng xây nhà mái thái được nhiều người lựa chọn vì có tính thẩm mĩ cao. Mặt tiền nhà đẹp giúp tôn lên được vẻ đẹp, sự cao ráo, nổi bật của ngôi nhà. Do đó thiết kế mặt tiền nhà mái thái đẹp là yêu cầu của mọi khách hàng.

Mặt tiền nhà mái thái đẹp ở nông thôn

Nhà được thiết kế đơn giản, không quá cầu kì mặt tiền được thiết kế đậm chất đồng quê rất cuốn hút ánh nhìn. Gam màu chủ đạo thường là trắng, vàng nhạt kết hợp với chỉ, cột màu đỏ vô cùng hoà quyện. Những vị trí màu đỏ trở nên nổi bật trên nền màu trắng giúp ngôi nhà nổi bật hơn.

Đa phần nhà mái thái ở nông thôn là nhà trệt hình chữ L và có diện tích rộng. Đồ họa: Phương Duy

Hệ thống mái được thiết kế gọn gàng, có phần hơi nhô ra ngoài khung tường một tí, không thiết kế thêm ban công hay mái hắt. Hệ thống cửa thường được dùng là cửa gỗ màu nâu đậm mang lại vẻ ấm áp cho ngôi nhà. Tường hồi thường được áp gỗ hoặc lót gạch khác màu để làm nổi bật.

Mặt tiền nhà mái thái đẹp

Mặt tiền nhà mái thái muốn thu hút thì cần được bố cục sao cho hài hoà. Nên thêm yếu tố cây xanh vào phần mặt tiền để ngôi nhà gần gũi, thân thiện hơn. Tuỳ theo diện tích mặt tiền mà thiết kế thích hợp.

Mặt tiền nhà mái thái có diện tích rộng (mặt tiền hình chữ nhật) nên lựa chọn bố cục đối xứng để tạo được sự cân bằng cho ngôi nhà.

Cửa chính và mái chính được thiết kế ở giữa, 2 phòng được bố trí 2 bên theo kiểu chữ U. Cửa sổ của 2 phòng có kích thước rộng. Sự đối xứng được đảm bảo ngay cả trên hệ thống cửa, cột, mái nhà. Cửa chính được chọn là mẫu có thiết kế sang trọng, thu hút.

Đối với ngôi nhà mái thái trệt dạng nhà ống, phần mái mặt tiền có thể thiết kế kiểu mái lồng mái kết hợp với 2 trụ nhà đỡ phần tường hồi, để tăng thêm sự sang trọng. Đồ họa: Phương Duy

Mặt tiền chủ yếu tập trung vào hình khối, chọn vật liệu, màu sắc gạch ốp, hệ thống cửa, … có màu sắc hài hoà. Phân chia màu sắc đậm nhạt đúng khu vực sẽ mang lại sự thu hút ngoài mong đợi. Những gam màu đậm chỉ nên tô ở những khu vực điểm nhấn ở phần chân tường, chỉ nhà, viền mái. Tông màu chủ đạo vẫn nên là màu tươi sáng để tôn lên được sự phóng khoáng của ngôi nhà.

Hệ thống mái được thiết kế gọn gàng, có phần hơi nhô ra ngoài khung tường một tí, không thiết kế thêm ban công hay mái hắt. Hệ thống cửa thường được dùng là cửa gỗ màu nâu đậm mang lại vẻ ấm áp cho ngôi nhà. Tường hồi thường được áp gỗ hoặc lót gạch khác màu để làm nổi bật.

Mặt tiền nhà mái thái đẹp 1 tầng

Đa phần những ngôi nhà mái thái 1 tầng trở lên chuộng thiết kế phong cách hiện đại. Khác với những ngôi nhà mái thái lợp ngói đỏ mang đậm nét đồng quê, truyền thống thì phong cách hiện đại sẽ được lợp mái xám. Có thể là mái ngói hoặc mái tôn giả ngói. Xem bài về công ty nhà xinh

Thiết kế mặt tiền nhà 1 tầng mái thái tạo được vẻ đẹp chỉnh chu, thu hút hơn những kiểu mái khác. Đồ họa: Phương Duy

Ngôi nhà được chọn tông màu trắng làm chủ đạo cho mặt tiền nhà. Nếu diện tích rộng sẽ được xây dựng thêm tường rào cổng ngõ có mái che. Trong khuôn viên sân trước, ban công tầng 1 được bố trí thêm mảng xanh giúp ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên.

Đọc thêm về công ty thiết kế nhà xinh

Theo laodong

Những mẹo nhỏ bài trí nhà cửa giúp gia chủ cải thiện sức khỏe

Những mẹo nhỏ bài trí nhà cửa giúp gia chủ cải thiện sức khỏe


Sức khỏe không chỉ được cải thiện qua thể dục thể thao mà còn do môi trường sống. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để thiết kế ngôi nhà của mình, mang lại năng lượng sống tích cực.

1. Tối đa ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng là một trong năm yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Không chỉ cân bằng nhịp độ sinh học, ánh sáng tự nhiên còn tăng hiệu quả công việc và giao tiếp xã hội.

Cuộc sống hiện đại bị bao quanh bởi rất nhiều ánh sáng từ các loại màn hình. Nhưng thực chất ánh sáng xanh này lại mang tác động tiêu cực đến sức khỏe: Làm hại mắt, phá vỡ giấc ngủ... Ánh sáng xanh nói riêng và ánh sáng nhân tạo nói chung hầu như đều không đi kèm với chữ lợi cho sức khỏe.

2. Cải thiện chất lượng không khí

Người ta thường nói đùa, bên cạnh 4 mùa trong năm thì giờ đây còn có 2 mùa là mùa ô nhiễm và mùa đỡ ô nhiễm. Các chuyên gia đã cảnh báo chất lượng không khí chúng ta hít thở ngày càng đi xuống. Vì thế, có một bầu không khí trong sạch tại chính ngôi nhà mình là điều rất cần thiết.

Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả. Ngoài máy lọc, trồng cây xanh cũng là một gợi ý hiệu quả. Cây xanh được chứng minh có tác dụng tích cực lên tinh thần và sức khỏe con người. Bạn có thể đặt cây tại những ô cửa sổ, ngoài hiên hay một khu vườn nhỏ xinh trên tầng mái.

Những cách để lọc không trí trong nhà có thể kể ra như máy lọc hay trồng cây xanh. Đồ họa: Đức Mạnh

3. Thư giãn với âm thanh thoải mái

Ngôi nhà là nơi chúng ta nghỉ ngơi sau ngày học tập làm việc. Vì thế hãy dành một không gian riêng tư, yên tĩnh để thư giãn. Đó có thể là một phòng đọc sách, phòng thiền hay chỉ đơn giản là một chiếc ghế tựa thoải mái. Xem bài về thiết kế nhà phố https://ngoisao.net/nhung-mau-thiet-ke-nha-pho-tham-my-tien-nghi-4194675.html

Âm thanh thư giãn sẽ tác động tích cực đến sức khỏe cũng như chất lượng làm việc của bạn tại nhà. Đồ họa: Đức Mạnh

Thêm vào đó, âm nhạc cũng được chứng minh có hiệu quả tích cực trong âm học. Do đó hãy bật những bản nhạc thư giãn khi đang ở nhà để cải thiện chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

4. Duy trì nhiệt độ phù hợp

Duy trì nhiệt độ phù hợp sẽ tăng chất lượng cuộc sống mỗi ngày của bạn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp, có thể kể đến như lắp đặt thiết bị sưởi thông minh dưới sàn nhà. Đối với những ngôi nhà thiết kế kín, hãy bổ sung thêm cửa sổ, cửa ra vào để cân bằng độ nóng, lạnh trong nhà dễ hơn.

Luôn giữ nhiệt độ trong nhà phù hợp bằng những cách như lắp đặt thiết bị sưởi, trồng cây xanh hay bố trí cửa sổ, cửa ra vào tại nhiều nơi. Đồ họa: Đức Mạnh

5. Tăng cường tiện nghi trong gia đình

Sự tiện nghi ở đây là không gian sàn và nội thất được sắp xếp hợp lý để phù hợp di chuyển trong nhà.

Bạn hãy bố trí nội thất trong nhà một cách phù hợp để tiện di chuyển, làm việc. Đừng quá chi ly khi đầu tư một thiết bị giúp bạn thư giãn hay tiết kiệm thời gian sau một ngày làm việc dài. Bởi chính chất lượng cuộc sống tại nhà sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc của bạn.

Tiện nghi sẽ giúp bạn cảm thấy thật sự thoải mái tại chính ngôi nhà của mình, để nhà luôn là nơi mong muốn trở về sau ngày dài mệt mỏi. Đồ họa: Đức Mạnh

Theo laodong.vn

Lô gia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Lô gia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa lô gia và ban công


Lô gia là gì? Lô gia là phiên âm tiếng Việt của từ Loggia trong tiếng anh. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Trên thực tế, lô gia và ban công là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn là một.

Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn lô gia là gì, cũng như các đặc điểm, công dụng và tiêu chuẩn thiết kế lô gia.

1. Khái niệm và đặc điểm thiết kế của lô gia

Lô gia là thuật ngữ thường được các kiến trúc sư nhắc đến và khắc họa lên bản vẽ của mình. Vậy thực chất lô gia trong xây dựng là gì và có đặc điểm thiết kế như thế nào?

Trang trí lô gia căn hộ theo phong cách vintage

Lô gia trong xây dựng là gì?

Lô gia là thuật ngữ trong kiến trúc xây dựng, được Việt hóa từ một từ tiếng Anh. Do vậy mà nhiều người thường thắc mắc không biết lô gia tiếng Anh là gì. Thực tế, lô gia chính là Loggia, còn theo lĩnh vực kiến trúc nhà ở thì lô gia được định nghĩa là hành lang ngoài. 

Lô gia là phần hành lang ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, nó được thiết kế ăn sâu vào trong chứ không vượt ra khỏi mặt bằng căn nhà. Bạn có thể tưởng tượng tới cái hộc bàn, hay người ta thường gọi là ngăn kéo. Kéo ra ngoài thì phần hộc bàn chính là ban công, còn thu gọn lại thì đó chính là lô gia.

Phân loại lô gia

Trong kiến trúc, lô gia thường được chia làm hai loại chính là lô gia phục vụ và lô gia nghỉ ngơi. Trong đó, lô gia phục vụ thường là nơi sinh hoạt chung. Còn lô gia nghỉ ngơi thường sử dụng để thư giãn.

Lô gia có thể được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn

Dù là loại hình nào, thì lô gia hiện cũng đang được chú trọng trong các không gian nhà ở, đặc biệt đối với nhà cao tầng. Vì độ an toàn của lô gia cao hơn nhiều so với ban công. Còn nếu xét riêng ra, thì người ta thường sử dụng lô gia phục vụ tại các căn hộ chung cư, nơi mà không gian bị giới hạn. Họ sẽ tận dụng lô gia làm khu vực phơi quần áo, bài trí tiểu cảnh để tiết kiệm diện tích. 

Trên thực tế, việc sử dụng lô gia trong các nhà cao tầng hiện nay là bắt buộc và đã được quy định trong tiêu chuẩn xây dựng. Xem thêm mẫu thiết kế nhà xinh

Vị trí của lô gia trong căn nhà

Mỗi lô gia lại được thiết kế ở một vị trí khác nhau trong nhà. Lô gia phục vụ thì được gắn liền với phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ. Còn lô gia nghỉ ngơi thường được đặt cạnh hoặc gắn liền với phòng vệ sinh hoặc phòng bếp.

Các gia chủ ngày càng chú trọng hơn trong việc thiết kế, trang trí logia

Đặc điểm thiết kế của lô gia

Một trong những đặc điểm kiến trúc ấn tượng và cũng là ưu điểm lớn của lô gia chính là thiết kế hướng tới sự an toàn.

Trên thực tế, lô gia thường được xây âm vào, hay nói cách khác là thụt sâu vào bên trong so với mặt bằng chung. Tầm nhìn của lô gia tương đối hạn hẹp, chỉ có một mặt trước, hai bên đều đã bị vách ngăn chính là tường nhà chắn. Vì vậy mà lô gia có thể đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lô gia thường được che chắn khỏi tác động xấu của thời tiết bởi vách tường hoặc vách kính

Ngoài các vách ngăn che chắn khỏi tác động xấu của thời tiết, thì việc có một kết cấu vững chắc là sàn nhà chống đỡ cũng đã nói lên được độ bền vững của phần kiến trúc này.

Thông thường, lô gia được sử dụng để phơi quần áo hoặc trang trí tiểu cảnh, trồng cây,... Thậm chí, nhiều gia chủ còn thiết kế logia thành một phòng đọc sách, phòng nghỉ ngơi, thư giãn,... 

2. Quy định và tiêu chuẩn khi thiết kế lô gia

Hiện nay, các kiến trúc sư thường khuyên gia chủ xây dựng lô gia cho nhà hiện đại, bởi có thể đáp ứng được mức độ an toàn. Theo tiêu chuẩn xây dựng quốc gia Việt Nam 4451:2012, việc thiết kế kiến trúc lô gia phải đảm bảo quy định sau:

Nhà có thiết kế kiến trúc 6 tầng trở lên thì không được sử dụng ban công, mà chỉ được sử dụng lô gia.
Yêu cầu phần lan can của lô gia không được hở chân. Đồng thời phải có chiều cao không được thấp hơn 1,2 mét. đọc bài về thiết kế nhà phố đẹp

Sử dụng vật liệu không cháy để xây dựng lan can cho lô gia (đối với nhà cao ngang hoặc hơn 3 tầng).
Không được lắp kính cho lô gia để phục vụ các mục đích khác nhau.

Nên thiết kế thêm cửa sổ có kích thước lỗ mở thông thuỷ lớn hơn 600mm*600mm cho nhà không dùng lô gia. Như vậy sẽ tiện lợi hơn cho các công tác cứu hộ, cứu nạn khi chẳng may có sự cố.

Lô gia phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định trong xây dựng

Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng

Lô gia được nâng đỡ bởi kết cấu sàn nhà. Do vậy khả năng nâng đỡ của lô gia cũng phụ thuộc vào chất liệu cấu thành phần sàn nhà.

Gia chủ nên lựa chọn cùng một loại vật liệu như sàn gỗ, bê tông cốt thép cho lô gia và kết cấu sàn. 

Tiêu chuẩn về diện tích

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tiêu chuẩn nhất định nào về diện tích của lô gia. Chủ yếu là dựa trên nhu cầu sử dụng của gia chủ mà kiến trúc sư hay đơn vị thi công sẽ thiết kế diện tích, vật liệu phù hợp.

Biến logia nhỏ thành một khu vườn xanh mướt

Đảm bảo yêu cầu chống thấm, cách nhiệt, thoát nước

Người ta thường sử dụng các vật liệu vô cơ để dùng làm lớp cách nhiệt: bê tông bọt hoặc than xỉ. Khả năng cách nhiệt phụ thuộc vào độ dày của lớp cách nhiệt, càng dày thì khả năng càng cao và ngược lại.

Sàn lô gia được khuyên là nên làm bằng phẳng. Còn lớp cách nhiệt có thể đặt trên hoặc treo vào phần lớp chịu lực.

3. Sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Nhiều người thường nghĩ rằng lô gia và ban công là giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Để phân biệt được lô gia và ban công, thì ngoài khái niệm lô gia căn hộ là gì, cần hiểu thêm ban công là gì. 

Ban công là gì?

Ban công là phần hành lang ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, phần hành lang này lại được thiết kế vượt ra khỏi mặt bằng của căn nhà theo kết cấu console. Xét theo khái niệm lô gia là gì, và ban công là gì, có thể thấy hai loại hình này có sự khác biệt ban đầu. 


Ảnh minh họa sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Phân biệt lô gia và ban công

Trên thực tế, ban công và lô gia có đặc điểm thiết kế trái ngược nhau, hoàn toàn không giống nhau. Nếu lô gia có thiết kế ăn sâu vào trong mặt bằng của căn nhà, thì ban công lại là phần vượt hẳn ra ngoài mặt bằng đó. Vì vậy mà tầm nhìn của ban công cũng rộng hơn, với từ 2 - 3 hướng nếu không bị che khuất bởi nhà kế bên. 

Ban công sở hữu một tầm nhìn đẹp. Nhưng chính việc có thể có một tầm nhìn đẹp cũng là nhược điểm của thiết kế này. Cụ thể, nếu mưa nắng bất thường sẽ mang lại nhiều bất lợi cho người sử dụng. Đặc biệt là những vấn đề trong sinh hoạt như phơi quần áo,...

Đứng ở ban công có thể nhìn được nhiều hướng

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà ban công sẽ có hoặc không có mái che. Người ta thường bắt gặp thiết kế ban công trong những mô hình nhà ở thấp tầng có kiến trúc kiểu Pháp như thiết kế biệt thự, Villa,...

Thiết kế lô gia lại bị hạn chế ở tầm view

4. Nên chọn mua nhà có lô gia hay ban công

Khi đi mua nhà, nhiều người thường nghe tới khái niệm lô gia căn hộ. Song, họ thường không biết lô gia căn hộ là gì, có khác gì khái niệm lô gia trong thiết kế nhà ở thông thường hay không. Thực chất, hai khái niệm này là một. Lô gia căn hộ thường được xây dựng trong các căn hộ cao tầng, như khu chung cư, khu nhà ở cao cấp,...

Việc chọn nhà có lô gia hay ban công còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người mua. Nếu chọn mua các căn chung cư cao tầng, thì lô gia là thiết kế phù hợp nhất. Còn với các căn biệt thự thấp tầng, hay villa, thì gia chủ có thể xây dựng ban công. 

Nên sử dụng lô gia cho các căn hộ cao tầng

Gia chủ cần tìm hiểu khái niệm: lô gia là gì để có thể nắm được cụ thể thông tin khi có ý định xây dựng hoặc mua nhà. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Để có thể hiểu được chi tiết bản vẽ và công trình, bạn cũng cần phải hiểu được một số khái niệm khác như diện tích thông thủy là gì; diện tích thông thuỷ có liên quan như thế nào đến lô gia. 

Thực chất, diện tích thông thuỷ là phần diện tích tính từ tim tường bao quanh căn hộ, tính cả phần diện tích lô gia hay ban công. Việc tính toán diện tích thông thuỷ là cần thiết đối với gia chủ mua căn hộ chung cư, để tránh những mâu thuẫn xảy ra giữa đôi bên mua bán. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn khi có ý định này.

Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn đã hiểu được lô gia là gì và phân biệt sự khác nhau giữa lô gia với ban công. 

Đọc thêm bài về mẫu biệt thự cổ điển đẹp

Theo thanhnienviet

10 mẫu nhà ống đẹp lên ngôi cuối năm 2020

10 mẫu nhà ống đẹp lên ngôi cuối năm 2020


Khi diện tích quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì các mẫu nhà ống ngày càng được ưa chuộng.

Mẫu nhà ống 2 tầng hiện đại sở hữu hình khối vuông vắn cùng nét kiến trúc đơn giản nhưng vô cùng sang trọng. 

Nhà ống mái thái gây ấn tượng với vẻ đẹp tinh tế cùng thiết kế kiến trúc đường nét nhẹ nhàng.


Dù sở hữu diện tích nhỏ hẹp nhưng ngôi nhà vẫn tạo ra không gian mở, thoáng đãng. 

Nhà ống truyền thống không có sự phá cách quá nhiều nhưng vẫn mang đến sự thân thiện và tiện ích. 

Nhà được xây lùi vào trong, nhường lại diện tích mặt tiền để làm sân vườn.

Nhà ống 1 tầng xây trên diện tích 5x26m mang kiến trúc Hội An. Nhà gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng ngủ, 2 vệ sinh.

Từ hình khối thiết kế cho đến màu sắc ngoại thất ngôi nhà, tất cả đều đơn giản. Sử dụng màu be trắng sáng. Đây là mẫu nhà phố hiện đại và khoa học.

Thiết kế mặt tiền thoáng đãng xen lẫn hệ thống cây xanh trở thành một đặc điểm nổi bật của công trình

Mái thái với những cách xử lý tinh tế và hệ thống cửa cổng, tường bao, tạo nên một hiệu ứng lan tỏa.


Theo Báo kiến thức

Nội thất phong cách Bohemian: Tự do, phóng khoáng và đầy ngẫu hứng

Nội thất phong cách Bohemian: Tự do, phóng khoáng và đầy ngẫu hứng


Lấy tự do làm nguồn cảm hứng chủ đạo, phong cách Bohemian chính là phong cách thiết kế nội thất phù hợp cho những gia chủ có tâm hồn phóng khoáng, bay bổng, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc cứng nhắc.

Không chỉ trong thời trang hay nghệ thuật, phong cách Bohemian (tên gọi tắt là Boho hay Boho Chic) còn du nhập vào nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có kiến trúc, nội thất. Bohemian dần trở thành một trong những phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhờ sự tự do, phóng khoáng và đầy ngẫu hứng trong cách phối trộn màu sắc, chất liệu. Vậy phong cách Bohemian là gì? Nội thất phong cách Bohemian có những đặc trưng cơ bản nào?

Nội thất phong cách Bohemian gây ấn tượng với cách phối trộn màu sắc, chất liệu đầy ngẫu hứng, phóng khoáng.

1. Phong cách Bohemian là gì?

Bohemian là thuật ngữ chỉ phong cách đặc trưng của cộng đồng người Bohemia ở vương quốc Bohemia, có nguồn gốc ở Trung Âu, chiếm 2/3 diện tích Cộng hòa Séc ngày nay. Nhiều người thường nhầm lẫn Bohemian với Gypsy và Hippie bởi những nét tương đồng trong phong cách, tư duy thẩm mỹ và cách phối trộn màu sắc, họa tiết. Tuy nhiên, trên thực tế, Gypsy là thuật ngữ chỉ người Romani - một nhóm dân tộc có nguồn gốc Ấn Độ đã di cư lên phía Bắc. Còn Hippie là tên của một trào lưu văn hóa, lối sống của thanh niên, khởi nguồn từ một phong trào ở Mỹ những năm 1960, sau đó lan rộng ra các nước khác trên thế giới. 

Phong cách Bohemian thể hiện lối sống và tư duy thẩm mỹ phóng khoáng, tự do của người Bohemia. 

Lấy tự do làm cảm hứng chủ đạo, Bohemian thổi một làn gió tươi mới, phóng khoáng, táo bạo, đôi khi có chút "hoang dại" vào các thiết kế nội thất theo phong cách này. Sự phối trộn đầy ngẫu hứng của những gam màu rực rỡ, chất liệu giản đơn, họa tiết, hoa văn lạ mắt khiến không gian nội thất thoạt nhìn có vẻ lộn xộn, rối mắt nhưng vô cùng tinh tế, độc đáo và lôi cuốn.

Không gian Boho có vẻ lộn xộn, rối mắt vì sử dụng vô số màu sắc, họa tiết nhưng thực tế rất đồng điệu, có gu.

2. Các đặc trưng của nội thất phong cách Bohemian

Bohemian từ lâu đã được coi là phong cách dành riêng cho những người có tâm hồn bay bổng, thích lãng mạn, phiêu lưu, sự bất ngờ và ngẫu hứng. Phong cách Bohemian trong thiết kế nội thất cũng bộc lộ sự phóng khoáng, cá tính và khác biệt. Không gian được thiết kế theo phong cách Bohemian luôn có sự biến hóa đa dạng, bất ngờ, bất tuân quy tắc. Tuy nhiên, vẫn có những nét đặc trưng cơ bản giúp định hình phong cách, tạo ra chất riêng của Bohemian.

Chất liệu sử dụng

Thiết kế nội thất phong cách Bohemian không đòi hỏi những chất liệu quý hiếm, đắt tiền mà chỉ sử dụng những chất liệu mộc mạc, gần gũi như vải, gỗ, sản phẩm thủ công,… để tạo cảm giác thoải mái, phóng khoáng, tự do. Cụ thể:

- Vải, đồ dệt may: Vải chính là chất liệu chính trong trang trí không gian nội thất theo phong cách Bohemian nhờ đặc tính mềm mại, có thể truyền tải thông điệp phóng khoáng, bay bổng của những người ưa chuộng phong cách này. Ngoài ra, cách tạo lớp (layering) bằng những chiếc chăn mỏng, rèm, gối, đồ dệt may, đồ thủ công, lớp chồng lớp mang đến cho không gian Boho cảm giác cổ điển pha chút lãng mạn, lôi cuốn, đồng thời tạo cảm giác thân quen, gần gũi, thoải mái cho người ở.

Phong cách Boho chuộng chất liệu vải và đồ dệt may khác, bố trí thành nhiều lớp (layering) chồng lên nhau. 

Sự mềm mại, bay bổng của vải thể hiện tinh thần tự do, phóng khoáng của phong cách Boho.

- Gỗ: Không giữ vai trò chủ đạo như vải nhưng vẻ mộc mạc, tự nhiên của gỗ cũng phù hợp với tinh thần tự do, phóng khoáng của phong cách Boho. Gỗ được sử dụng làm đồ nội thất như bàn, ghế hoặc đồ trang trí như tượng, khung tranh, màu sắc trầm ấm sẽ giúp tôn lên những gam màu rực rỡ, hoa văn bắt mắt rất đặc trưng trong không gian nội thất Bohemian.

Chất liệu gỗ được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất phong cách Bohemian.

Màu sắc và họa tiết

Bảng màu sặc sỡ, họa tiết bắt mắt, lớp chồng lớp, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên chính là một đặc trưng giúp nhận diện phong cách Bohemian. Những gam màu bắt mắt như đỏ, hồng, cam, vàng, tím, xanh neon,… được phối trộn một cách ngẫu hứng, tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, đôi khi có chút “ngợp” và “hoang dại” nhưng vẫn đầy sự quyến rũ, lôi cuốn. Tương tự như câu chuyện váy áo đầy màu sắc của các thiếu nữ Bohemian, việc thiết kế nội thất, trang trí nhà cửa theo phong cách này cũng rất đa dạng, phóng khoáng, đòi hỏi gu thẩm mỹ sáng tạo. Thoạt nhìn, nhiều người có thể cảm thấy không gian hơi lộn xộn, rối mắt vì quá nhiều chi tiết, chất liệu kết hợp ngẫu hứng, bất tuân quy tắc. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra sự khéo léo trong cách kết hợp những gam màu chính một cách hài hòa, đồng điệu, thể hiện tư duy thẩm mỹ tinh tế của người thiết kế.



Những gam màu rực rỡ, nổi bật là nét đặc trưng giúp nhận diện phong cách Bohemian.

Họa tiết, hoa văn được sử dụng phong cách Bohemian pha trộn hơi hướng Vintage, cổ điển, chất Á Đông, chất Mexico,... Mỗi thứ một chút, các hoạ tiết này tạo cho Bohemian một phong cách khác biệt, không lẫn lộn. Các họa tiết độc đáo, đậm bản sắc văn hóa thổ dân, du mục với màu sắc sống động, rực rỡ giúp không gian nội thất Boho thực sự ấn tượng, trẻ trung và phóng khoáng. 

Các họa tiết sống động, đậm bản sắc dân tộc thường xuất hiện trong phong cách Bohemian.

Đồ nội thất, phụ kiện trang trí

Nội thất theo phong cách Bohemian thường không có quy chuẩn hay khuôn phép cụ thể. Thay vào đó, người thiết kế sẽ dựa trên những cảm hứng bất chợt, ngẫu hứng để thể hiện trong không gian Boho của mình. Co thể thấy nội thất phong cách Bohemian sử dụng những tông màu khỏe khoắn, rực rỡ, thiết kế đa dạng, sắp xếp ngẫu hứng. Đồ thủ công, đồ dùng tái chế xuất hiện nhiều trong không gian nội thất Bohemian, tạo chất mộc mạc, thoải mái, thể hiện cá tính của người thiết kế hay gia chủ.

Những người lựa chọn phong cách Boho cũng thường ưa thích các món đồ thủ công, đồ tái chế,...

Các loại phụ kiện trang trí cho căn phòng Bohemian thường là những chiếc gối họa tiết bắt mắt hay vật dụng Vintage cổ điển như gương, lược, rương đựng đồ trang sức, hộp đàn guitar,... Do vậy, ngôi nhà theo phong cách Boho thường được ví như một bảo tàng cá nhân, lưu giữ những món đồ, kỷ vật mang ý nghĩa với gia chủ. Ngoài ra, phong cách Bohemian cũng chuộng sử dụng tranh treo tường với chủ đề, kích cỡ đa dạng. Tranh có thể xuất hiện ở bất kỳ góc nào trong nhà, được lồng trong khung gỗ kiểu cổ điển cầu kỳ hoặc để trần đầy phóng khoáng, thể hiện nội dung, màu sắc ngẫu hứng cùng những chủ đề trừu tượng.

Cảm hứng thiên nhiên

Như nhiều phong cách thiết kế nội thất khác, phong cách Bohomian cũng rất chú trọng việc đưa yếu tố thiên nhiên vào không gian. , những loại cây như xương rồng, hoa đá, sen đá sẽ góp phần tạo nên không gian đầy sức sống, cả những loài cây hoang dã được lấy từ trên đồi hay núi cao cũng được đưa vào không gian giúp căn phòng gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, thay vì những chậu hoa nhỏ nhắn, gọn gàng, không tốn nhiều diện tích thường thấy ở phong cách hiện đại hay phong cách tối giản, Bohemian chuộng những loài cây hoang dã, thường sống ở đồi núi, những nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như xương rồng, hoa đá, các loại dây leo,... để tô điểm không gian, đưa cảm hứng thiên nhiên vào nhà.

3. Một số mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp theo phong cách Bohemian

Nếu bạn đã bị phong cách Bohemian "đánh gục", tại sao không thử làm mới không gian sống của mình với những cảm hứng tự do, phóng khoáng và đầy ngẫu hứng từ Bohemian? Dưới đây là một số mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp phong cách Bohemian để bạn đọc cùng theo dõi, tham khảo ý tưởng:

Căn phòng nhỏ được thiết kế theo phong cách Bohemian vừa cá tính, vừa hiện đại.

Phong cách Bohemian mang lại cho phòng ngủ trên tầng áp mái cảm giác ấm cúng, thoải mái.

Mẫu thiết kế phòng trẻ em theo phong cách Bohemian ấn tượng, cá tính.

Phòng ngủ phong cách Bohemian với thiết kế layering rất đặc trưng.

Nếu e ngại phong cách Boho sử dụng nhiều màu "chói", bạn có thể tiết chế với một góc không gian như thế này.

Đọc bài về công ty thiết kế nhà xinh

Theo thanhnienviet