Best Western Premier Sapphire Ha Long hưởng lợi từ du lịch Hòn Gai

Dự án nằm trong vùng quy hoạch bên biển Hạ Long, sở hữu hệ thống hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long bắt đầu chú trọng phát triển khu vực Hòn Gai. Với mục đích đưa Hòn Gai đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước, chính quyền địa phương đầu tư vào hoạt động du lịch trải nghiệm và khám phá văn hoá địa phương.

Không chỉ sở hữu con đường ven vịnh Hạ Long, Hòn Gai còn lưu giữ nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, công trình kiến trúc cùng khả năng kết nối giao thông thuận tiện. Du khách yêu thích thiên nhiên, các hoạt động khám phá hay người đang đi tìm không gian nghỉ dưỡng khi đến Hạ Long cũng thường ghé thăm Hòn Gai.  xem thêm Những dự án khởi nghiệp startup thành công tiêu biểu

Hòn Gai sở hữu những nét đặc trưng của thành phố biển Hạ Long. 

Là một trong những khu vực đẹp bên kia cầu Bãi Cháy, Hòn Gai sở hữu địa hình một bên đồi núi, một bên là biển xanh. Nhiều du khách đánh giá Hòn Gai là điểm dễ dàng để chiêm ngưỡng toàn bộ vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, du khách đến đây còn có thể tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng như: bảo tàng Quảng Ninh, cung Cá Heo, chợ Hạ Long, nhà thờ Hòn Gai, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên... Những công trình đại diện cho văn hoá và lịch sử phát triển là một phần giúp thành phố biển thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 

Thành phố Hạ Long vừa có chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn qua các phường Hồng Hà, Hồng Hải, nâng từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Tuyến đường bắt đầu từ cung quy hoạch, hội chợ triển lãm tỉnh kéo dài đến đầu đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả (phường Hồng Hà, TP Hạ Long). Tổng vốn đầu tư dự án 870 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2020.

Ngoài quy hoạch rộng, đây cũng là tuyến đường đầu tiên có làn dành riêng cho người dân đi bộ, đi xe đạp thể thao lát gỗ. Ở cuối đường Trần Quốc Nghiễn sẽ xây dựng bãi tắm công cộng Hòn Gai dài 900m, rộng từ 70-90m, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2020. 

Best Western Premier Sapphire Ha Long là khu căn hộ nghĩ dưỡng bên bờ Hòn Gai. 

Thừa hưởng những lợi thế từ du lịch phát triển cùng hạ tầng đang đi vào hoàn thiện, nhiều dự án bất động sản được đầu tư ngày càng nhiều ở Hòn Gai. Trong đó, Best Western Premier Sapphire Ha Long là một trong những dự án mới nằm tại Bến Đoan. 

"Best Western Premier Sapphire Ha Long là dự án cao cấp ở khu vực. Căn hộ nghỉ dưỡng sở hữu nhiều lợi thế như tầm view trực diện vịnh kỳ quan, đơn vị quản lý vận hành đẳng cấp thế giới, linh hoạt và thuận tiện kết nối tới mọi khu vực trong thành phố", đại diện chủ đầu tư cho biết. 

Từ Best Western Premier Sapphire Ha Long, du khách dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch như Sun World, khu shophouse Vinhomes Dragon Bay, Vincom Plaza Hạ Long trong 5 - 10 phút. Đa số các địa điểm văn hoá giải trí khác của Hạ Long cũng phân bố trong bán kính 10km quanh dự án. Du khách có thể tận hưởng cảm giác ngắm trọn Hạ Long từ ban công căn hộ, kết hợp trải nghiệm văn hóa Hòn Gai và giải trí tại Bãi Cháy trong cùng một ngày. xem thêm Blog chứng khoán phái sinh, bất động sản, nhà đất, kiến trúc nhà đẹp

"Best Western Premier Sapphire Ha Long sẽ bàn giao trong năm 2020, cùng với hệ thống hạ tầng địa phương, dự án sẽ tạo ra một hệ sinh thái du lịch mới cho Hòn Gai nói riêng và Hạ Long nói chung", đại diện chủ đầu tư nói. 

Hiện tại, Best Western Premier Sapphire Ha Long áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất và ân hạn nợ gốc hai năm đến năm 2021 cho những khách hàng giao dịch sớm. Ngoài ra, chủ đầu tư còn đưa ra mức chia sẻ lợi nhuận 90:10 (90% khách hưởng, 10% chủ đầu tư) nhằm khai thác hiệu quả khả năng kinh doanh căn hộ. Xem thêm http://www.google.nl/url?q=https://nhaxinhcenter.com.vn/thiet-ke-nha-dep.html

Xem thêm mẫu nhà xinh center

Theo vnexpress

Xôn xao đề xuất ‘xé’ quy hoạch khu đô thị đẳng cấp bậc nhất Thủ đô

Hàng trăm hộ dân sống tại Khu đô thị Ciputra (Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội) đang rất bất bình trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư. Các hộ dân đã đồng loạt ký tên phản đối việc điều chỉnh này.

Điều chỉnh quy hoạch vì ai?

Mới đây, hàng trăm hộ dân Khu đô thị Ciputra đã có đơn kiến nghị gửi Chủ tịch Hà Nội, các sở: Quy hoạch- Kiến trúc; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư… về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc khu đô thị Ciputra - giai đoạn 2, tại quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Chủ đầu tư xin xây cao ốc “chọc trời” 68 tầng tại Khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long.

Nêu tại đơn kiến nghị, người dân cho biết, chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã xây dựng đồ án quy hoạch điều chỉnh các ô đất trong khu đô thị.

Cụ thể, theo đề nghị của chủ đầu tư ô đất P-14 diện tích 13.389m2 có chức năng là bãi đỗ xe tập trung nay xin điều chỉnh, chuyển sang hạ ngầm kết hợp kinh doanh thương mại, diện tích mặt đất để trồng xây xanh kết hợp đồng bộ với ô TM-13.

Ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng (5 tầng). Mật độ xây dựng từ 25,7% tăng lên khoảng 65%.

Còn tại ô đất TM-13 diện tích 54.977m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ không có cư dân nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người để cân đối từ ô đất I.B.29-NO sang.

Đáng lưu ý là ô đất TM-13 trước quy hoạch 5 tòa (cao từ 5 đến 47 tầng) thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.

Bà Nguyễn Thị Xuyên, Tổ trưởng tổ dân phố Nam Thăng Long cho biết, ngay từ ngày 18/4, dân cư tổ dân phố đã họp để cho ý kiến về phương án điều chỉnh này. Tại cuộc họp, 100% ý kiến cộng đồng dân cư không đồng ý việc điều chỉnh.

Cộng đồng dân cư tại đây cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân. xem thêm https://tapchikientrucsu.blogspot.com/

Việc thay đổi quy hoạch các ô đất trong khu đô thị phải xin ý kiến của cư dân. Nếu cư dân phản đối, Hà Nội không duyệt cho thay đổi quy hoạch.

“Việc thay đổi mục đích sử dụng đất đối với ô đất I.B29 –NO từ đất xây dựng nhà cao tầng sang đất xây dựng nhà ở thấp tầng nhìn vào thì dân số điều chỉnh giảm hơn 1000 người so với quy hoạch trước đây nhưng là để tăng lợi nhuận từ việc xây dựng khu nhà ở thấp tầng, giá trị thương mại cao hơn. Rồi lại dồn khu cao tầng vào ô đất TM-13 bằng việc tăng số tòa nhà (từ 5 lên 8) và tăng số tầng (từ 47 tầng lên 68 tầng) thì rõ ràng chủ đầu tư đang muốn thu lợi một cách triệt để trên các khu đất chưa xây dựng” – bà Xuyên nói.

Cũng như nhiều cư dân khi mua nhà tại khu đô thị, bà Phạm Thị Thi – Tổ Phó tổ dân phố Nam Thăng Long cho hay người dân bỏ tiền ra mua căn hộ ở đây là mua tất cả tiện ích, không gian và hạ tầng kỹ thuật nay lại có nguy cơ bị phá vỡ không khác gì bị lừa. Theo bà Thi tất cả những thay đổi này không phục vụ lợi ích cư dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Trong khi đó, ông Đỗ Đức Du (nhà 15T6) cho rằng, phương án điều chỉnh mà chủ đầu tư đưa ra là vi phạm Luật Quy hoạch. “Việc điều chỉnh quy hoạch không được làm ảnh hưởng đến tính chất, không gian, cảnh quan, môi trường và khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật xã hội. Nhưng theo phương án điều chỉnh dân số tăng gần gấp đôi trong khi đó hạ tầng kỹ thuật không thay đổi. Đó là điều cấm kỵ trong việc phát triển đô thị đang quá tải hiện nay” – ông Du bức xúc. xem thêm https://blogphongthuynhaxinh.blogspot.com/2019/05/12-cung-hoang-ao.html

Phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng

Trong một diễn biến mới đây nhất, ngày 9/5, chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra đã có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trong đó nêu đề xuất giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô TM-13 là thương mại hỗ hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Tuy nhiên, cư dân tại Khu đô thị Ciputra cho rằng trong văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chỉ đề cập tới ô đất TM-13 và việc giữ nguyên chức năng sử dụng đất còn các vấn đề về số lượng công trình, tầng cao của ô đất và các ô đất khác chủ đầu tư hoàn toàn không đề cập đến.

Theo phản ánh của người dân, Khu đô thị Ciputra đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch nhưng người dân không biết và không được lấy ý kiến về các điều chỉnh trước đó (Các ô đất được điều chỉnh lần này – khoanh đỏ)

“Ngay từ đầu trong các cuộc họp cộng đồng dân cư chúng tôi đồng đồng lòng thống nhất không đồng ý với việc điều chỉnh quy hoạch ở bất cứ ô đất nào theo với quy hoạch đã được phê duyệt trước đây. Chúng tôi kiến nghị UBND TP Hà Nội dừng việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 vì việc điều chỉnh trên là phục vụ lợi ích nhóm của chủ đầu tư, không phục vụ lợi ích của cộng đồng dân cư - vị Tổ trưởng tổ dân phố Nam Thăng Long nhấn mạnh.

Nhiều cư dân tại đây cũng bày tỏ, quyết định lựa chọn Khu đô thị Ciputra là chốn an cư với niềm tin vào sự quảng cáo, giới thiệu về môi trường sống đẳng cấp, tiện ích của khu đô thị nhưng giờ đây cư dân tại đây đang cảm thấy hoang mang và mất niềm tin.

Liên quan đến đề xuất điều chỉnh quy hoạch tại Khu đô thị Ciputra, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, ngày 27/2, UBND TP Hà Nội đã có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch này. Nêu tại kết luận, Chủ tịch UBND thành phố thống nhất về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.

“Riêng đối với các ô đất ký hiệu TM-13 và P-14 yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc báo cáo, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện đối với việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch, trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh (sự phù hợp quy hoạch, khả năng đáp ứng hạ tầng) phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi đề xuất điều chỉnh” – kết luận nêu rõ.

Và đến nay quá trình lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh các ô đất nêu trên vẫn không nhận được sự đồng thuận. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com/

Trao đổi về việc điều chỉnh quy hoạch này, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, UBND Hà Nội đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội báo cáo, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện… Theo vị này, trong quy trình đó có việc phải xin ý kiến cộng đồng. Sau này, cộng đồng không đồng ý, Hà Nội cũng không đồng ý thay đổi quy hoạch.

Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Được giới thiệu là Khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội, đây cũng là khu đô thi mới đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển theo quy hoạch tổng thể của thủ đô với tổ hợp nhà ở, trường học, khuôn viên xanh, câu lạc bộ thể thao giải trí, khu thương mại khách sạn cao cấp, tòa tháp văn phòng…

Hiện tại Khu đô thị Ciputra có hơn 7.000 cư dân. Số cư dân dự kiến khi Khu đô thị được phát triển hoàn thiện là 50.000 người.

Xem thêm thiet thach group

Theo vietnamnet

Đề xuất tăng thuế nơi có sốt đất chặn đứng thổi giá

- Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thuế để bình ổn thị trường , chống đầu cơ trong bất động sản.

Đây là một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng nêu ra trong Báo cáo gửi Quốc hội. Đánh giá từ thực tế, Bộ này nhận định hiện một số đối tượng đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.

Bộ cũng dẫn chứng tình trạng này ở một số địa bàn, như Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang, TP HCM…

Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng cho biết, sẽ nghiên cứu việc bổ sung chính sách thuế để góp phần bình ổn thị trường, chống đầu cơ bất động sản. Hướng đề xuất là Chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh mức thuế giao dịch bất động sản để kịp thời bình ổn thị trường khi có biến động lớn.

Thời gian qua dù hạ tầng còn ngổn ngang nhưng “cò” vẫn đua nhau hét giá đất tại Khu đô thị Phương Đông (Vân Đồn – Quảng Ninh) (Ảnh: N.Mai).

Cũng theo Bộ Xây dựng, hiện hệ thống thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ ra những tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay bất cập về giá như chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.

Thị trường phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch bất động sản. Nhiều địa phương chưa thực hiện triệt để hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, vẫn còn tồn tại cơ chế xin - cho trong việc giao dự án bất động sản, dễ phát sinh tiêu cực.

Bộ này cho biết, trong thời gian tới sẽ đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản chậm triển khai, để đất hoang hóa, chủ đầu tư yếu kém không còn khả năng triển khai dự án để quyết định cho giãn tiến độ, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc thu hồi dự án.

Bên cạnh đó, ngành sẽ kiểm soát việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho.

Các hoạt động khác trong đầu tư kinh doanh bất động sản cũng sẽ được thanh, kiểm tra với tần suất nhiều hơn. Dựa trên kết quả đó, Bộ sẽ công bố công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, không thực hiện bảo lãnh, chưa nộp tiền sử dụng đất, chậm tiến độ, chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ...

Việc cấp tín dụng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản của hệ thống ngân hàng thương mại đối với các dự án bất động sản cũng sẽ được tăng cường theo dõi kiểm tra. “Nhất là đối với các dự án bất động sản lớn và các chủ đầu tư bất động sản lớn có nhiều dự án nhằm nắm bắt tình hình dư nợ và kịp thời có các giải pháp phòng chống những rủi ro cho hệ thống ngân hàng” – Bộ Xây dựng nhấn mạnh. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com

Kiểm soát chặt việc rót tín dụng bất động sản vào vùng sốt đất

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NHNN và ngân hàng nước ngoài triển khai công tác tín dụng năm 2019.

Một trong những nội dung chỉ đạo công tác tín dụng năm 2019 đưa ra đối với các ngân hàng là kiểm soát vốn vào lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, NHNN yêu cầu NHNN các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường bất động sản và việc cấp tín dụng của các tổ chức (TCTD) đối với lĩnh vực này trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực có hiện tượng sốt đất. Trong trường hợp cần thiết, có biến động bất thường, cần chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá và kịp thời báo cáo với NHNN.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng của các TCTD, công ty tài chính nhằm đảm bảo cung ứng vốn vay đúng mục đích, an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tieu-chuan-quy-chuan-xay-dung-viet-nam.html

Theo vietnamnet

Vì sao Condotel ế ẩm ?

Thống kê của DKRA cho biết tỷ lệ hấp thụ condotel đã giảm từ trên 90% năm 2017 xuống còn 58%. Chuyên gia cho rằng thị trường condotel đang chững lại bởi lý do chính là pháp lý.

“Trái với giai đoạn bùng nổ cách đây 2 năm, tốc độ phát triển của thị trường condotel tại Đà Nẵng đã chậm lại đáng kể trong năm 2018", báo cáo mới nhất của Savills về bất động sản Đà Nẵng được công bố tháng 4 cho biết.

Thị trường Đà Nẵng chững, tin đồn bán tháo tại Nha Trang

Theo số liệu của Savills, nguồn cung condotel tại các quận Đà Nẵng phần nhiều là hàng thứ cấp trong khi số lượng căn mở bán không quá lớn.

Tại quận Ngũ Hành Sơn, chỉ có khoảng gần 1.000 căn mở bán trong khi các căn thứ cấp gấp 3 lần. Quận Hải Châu không có căn mới và 300 căn thứ cấp. Trong khi đó, quận Sơn Trà có 5.000 căn mới và hơn 2.000 căn rao bán lại.

Giá bán sơ cấp condotel Đà Nẵng dao động từ 1.800-3.800 USD/m2 (khoảng 41-90 triệu đồng/m2).

Tại Đà Nẵng đang 14 dự án cung cấp condotel còn hàng tung ra thị trường. Tuy nhiên tại đây không ghi nhận dự án mới hay đợt mở bán tiếp.

"Thị trường condotel Đà Nẵng đang tăng trưởng chậm lại, phần lớn là bởi tác động của yếu tố pháp lý”, Savills đánh giá.

Không chỉ tại Đà Nẵng, condotel tại Nha Trang cũng đang chững lại. Ảnh: Minh Hoàng.

Không chỉ tại Đà Nẵng, GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), cho biết condotel tại Nha Trang cũng đang chững lại.

Thậm chí đã có tin đồn về một số chủ đầu tư ở Nha Trang bán tháo condotel, ông Võ nói.

Tuy nhiên, cũng theo cựu lãnh đạo Bộ TN-MT, hiện chưa có nguyên cứu cụ thể nào về tình hình condotel hiện tại một cách tổng quát nhất.

Số liệu thống kê của Công ty tư vấn bất động sản DKRA cho thấy năm 2017, khu vực từ Huế trở vào có khoảng 15.000 căn condotel mở bán. Đến năm 2018, số lượng này giảm xuống 4.600 căn. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ năm 2018 chỉ đạt 2.700 căn (khoảng 58%).

Đại diện Bộ Xây dựng lại đưa ra một thống kê khác. Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho biết năm 2018 có khoảng 7.800 condotel cung ứng ra thị trường. Tỷ hấp thụ khi đó đạt 92%. Đến quý I/2019, nguồn cung condotel chỉ còn 1.700 căn và 200 biệt thự biển. Vị này cho biết tỷ lệ hấp thụ giảm xuống chỉ còn 74% và đánh giá vẫn ở mức cao.

Tại sao condotel chững lại?

Dù có nhiều số liệu thống kê khác nhau về thị trường condotel, 
hầu hết chuyên gia đều thống nhất loại hình bất động sản này đang chững lại và gặp khó khăn về pháp lý.

GS Đặng Hùng Võ cho biết nguyên nhân chính khiến condotel chững lại là cơ sở pháp lý chưa được làm rõ, từ đó gây mất niềm tin và tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

“Khi cơ sở pháp lý chưa rõ làm cho người mua rất đắn đo mà không chắc chắn. Condotel có được sở hữu lâu dài hay không, 50 năm hay vĩnh viễn vẫn là câu hỏi chưa được trả lời”, ông Võ nói.

GS Đặng Hùng Võ cũng nhấn mạnh khi cơ sở pháp lý chưa rõ cũng khiến ngân hàng khó khăn hơn trong việc cho vay mua loại hình này.

Đồng tình, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi cơ sở pháp lý chưa định hình, các chính sách về đất đai, tín dụng với condotel sẽ khó khăn hơn.

Cơ sở pháp lý đang là rào cản lớn nhất cho condotel. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông lấy ví dụ khi người đầu tư vay tiền ngân hàng để mua condotel, lấy chính căn hộ này đem ra thế chấp. Vậy khi người này vỡ nợ, ngân hàng sẽ rất phức tạp để thu hồi nợ vì phải làm việc với nhà phát triển condotel.

Ông Hiếu cũng đặt câu hỏi condotel có dễ dàng thừa kế, mua đi bán lại được không. Khi người mua muốn giao dịch, cho thừa kế lại phải làm việc với chủ đầu tư với thủ tục pháp lý chưa được rõ ràng.

“Nhiều vấn đề về tài chính, đầu tư, xã hội của condotel là cái chúng ta chưa giải quyết thỏa đáng”, ông Hiếu nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho rằng cơ sở pháp lý condotel đã rõ ràng hơn trước rất nhiều. Hiện chỉ chờ thêm các quy định đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng đang soạn thảo.

Ông Khởi khẳng định condotel là căn hộ du lịch chứ không phải nhà ở. Cơ quan chức năng đang soạn thảo các quy định đầy đủ dựa theo cách xác định này

“Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng quy định về sở hữu đất đai. Còn Bộ Xây dựng cũng hoàn thiện quy chuẩn về condotel, quy định quản lý nó như thế nào”, ông Khởi nói. xem thêm Những dự án khởi nghiệp startup thành công tiêu biểu

Đừng quản lý condotel dựa vào cái tên

GS Đặng Hùng Võ cho rằng cơ quan chức năng không nên tìm cách quản lý condotel dựa vào tên gọi là căn hộ "lai" khách sạn. Ông nhấn mạnh cần xây dựng một quy định chung để quản lý các loại hình bất động sản có đồng thời nhiều chức năng khác nhau.

Thực tiễn cho thấy bản chất quản lý bất động sản là dựa vào công năng. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại hình bất động sản đan xen nhiều công năng khác nhau. Đó là condotel (vừa là căn hộ để ở, vừa là khách sạn), officetel (vừa là văn phòng, vừa là khách sạn), shophouse (vừa là cửa hàng, vừa là nhà ở)…


Ông cảnh báo nếu chỉ quản lý các loại hình này theo tên gọi dựa trên căn hộ, khách sạn, văn phòng… sẽ ngày càng phức tạp hơn. Bằng chứng là trên thị trường đã xuất hiện những loại hình “lai” giữa 3 loại hình căn hộ, khách sạn và văn phòng. xem thêm thiết kế khách sạn đẹp 2019

Ông Võ đề xuất quản lý theo công năng. Theo đó, Luật Đất đai đã quy định một thửa đất có thể có nhiều chức năng khác nhau. Nhà quản lý chỉ cần lựa chọn một chức năng chính để quản lý. Với trường hợp condotel lựa chọn chức năng chính của nó là nhà ở hay khách sạn để quản lý.

“Điều quan trọng là cần quy định cho bất động sản đa công năng, để đối phó với thực trạng càng nhiều loại mới ra đời. Yếu kém trong quản lý là vướng mắc nhất với condotel bây giờ”, ông Võ nói.

Xem thêm thước lỗ ban online

Theo news zing

Thái Nguyên có thêm dự án khu đô thị mới

Dự án Canary City là tổ hợp đất nền biệt thự, shophouse, nhà liền kề và khu dịch vụ tiện ích công cộng tại thành phố Sông Công.

Tọa lạc tại phường Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Canary City nằm cạnh các khu dân cư đông đúc, tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn như Samsung Thái Nguyên; các khu công nghiệp Phổ Yên, Sông Công I, Sông Công II, Yên Bình, Điềm Thụy; cụm Khuynh Thạch và cụm Nguyên Gon (Hàn Quốc) với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội cùng cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Chủ đầu tư kỳ vọng, vị trí đắc địa là lợi thế lớn hấp dẫn khách đầu tư và người mua nhà để ở tại Canary City. "Với việc sở hữu vị trí thuận lợi hưởng trọn giá trị tiện ích ngoại khu từ liên kết vùng, Canary City Sông Công cơ bản đáp ứng các yêu cầu nền tảng về nơi an cư phù hợp", đại diện chủ đầu tư cho biết.

Dự án nằm trên mặt đường quốc lộ 3 tới Hà Nội.

Lấy cảm hứng từ Seoul - thành phố hội tụ những nét đẹp về văn hóa, con người Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Xuất Nhập Khẩu mong muốn kiến tạo Canary City thành một Seoul thu nhỏ, trở thành một trong những khu đô thị cao cấp đáng sống tại Thái Nguyên.

Tại Canary City, mật độ xây dựng khá thấp, còn lại là không gian xây dựng mảng cây xanh và dịch vụ tiện ích. Cụ thể, số liệu từ chủ đầu tư cho thấy diện tích đất ở chiếm 40,8%; đất giao thông chiếm 34,1%; đất cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao chiếm 15%; đất công cộng chiếm 9,4% và đất hạ tầng kỹ thuật chiếm 0,7%.

Phối cảnh không gian xanh tại dự án

Hệ thống tiện ích phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của cư dân với đầy đủ khu chức năng từ trường mầm non, nhà văn hóa, hồ điều hòa, khu vui chơi thể thao, vườn hoa, bể bơi, nhà hàng, công viên cây xanh và trung tâm thương mại cao cấp hiện đại. 

Phối cảnh toàn dự án.

Với màn ra mắt này, Canary City là một trong số ít các dự án bất động sản cao cấp tại địa bàn thành phố Sông Công nói riêng và Thái Nguyên nói chung. Theo chủ đầu tư, dự án sẽ mang đến cơ hội an cư và đầu tư phù hợp cho khách hàng thời gian tới. xem thêm nhaxinh’s diary


Theo vnexpress

Giá đất Cần Giờ tăng hơn 200% sau các cơn sốt đất

Đường Đặng Văn Kiều xã Cần Thạnh (Cần Giờ) năm 2017 chỉ có giá 7 triệu đồng mỗi m2 nhưng nay lên đến 21,6 triệu đồng, tăng 207%.

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo mới nhất về diễn biến giá đất tại Cần Giờ, huyện đảo giáp biển duy nhất của TP HCM qua các năm 2017-2018 đến quý II/2019, đặc biệt giai đoạn cao điểm năm 2017-2018 có biến động mạnh nhất.

Đây là khoảng thời gian cơn sốt đất tại Sài Gòn lan tới huyện đảo nằm chếch về phía Nam thành phố, thổi lửa vào thị trường nhà đất xã vùng ven này. Cùng với những thông tin về diễn biến của cầu Cần Giờ và dự án lấn biển tại địa phương, trong vòng 28 tháng qua, giá đất nhiều tuyến đường lớn tại 3 xã: Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa đã liên tục leo thang.

Đặng Văn Kiều, một tuyến đường nằm tại xã Cần Thạnh, có biến động giá cao nhất huyện đảo này, từ cột mốc 7,02 triệu đồng mỗi m2 năm 2017 đã nhảy vọt lên vùng giá 21,6 triệu đồng mỗi m2 vào tháng 4/2019, tăng 207%. Cao điểm tăng giá đất trên tuyến đường này rơi vào giai đoạn 2017-2018.

Đường Tắc Suất, xã Cần Thạnh, có tốc độ tăng giá cao thứ hai huyện đảo này, trong giai đoạn khảo sát đã biến thiên từ 9,24 triệu đồng mỗi m2 lên 18 triệu đồng mỗi m2, đội giá lên 97,83%.

Duyên Hải - tuyến đường lớn nhất và lâu đời nhất Cần Giờ xếp thứ ba về biên độ tăng giá tại huyện đảo này. Đoạn đi qua xã Long Hòa hiện có giá trung bình 16 triệu đồng mỗi m2, tăng 57,5% trong khi đoạn đi qua xã Cần Thạnh đang giao dịch ở mức giá bình quân 33,17 triệu đồng mỗi m2, tăng 76,6%. Từ Chợ Cần Giờ đến Nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác là đoạn có giá đất nóng nhất trên đường Duyên Hải. xem thêm https://thietkenha.hatenadiary.com/

Đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ. Ảnh: Vũ Lê

Rừng Sác, tuyến đường dài 34 km, dẫn từ xã Bình Khánh đi qua xã Long Hòa, trong đó có 11 km có dân cư sinh sống (bao gồm cả khu gần UBND huyện), cũng nằm trong top những tuyến đường có giá cao và tăng giá mạnh nhất trong gần 30 tháng qua. Cụ thể, đường Rừng Sác thuộc địa bàn xã Bình Khánh hiện có giá bình quân 33,89 triệu đồng mỗi m2, tăng 50,62% so với năm 2017 trong khi đoạn đi qua xã Long Hòa có giá 10,2 triệu đồng mỗi m2, tăng 40,9%. 

Các trục đường Đào Cử, Hà Quang Vóc, Lê Hùng Yên lần lượt có giá đất giao dịch bình quân ở mốc 28,56 – 25,8 – 21,6 triệu đồng mỗi m2, đều có tốc độ tăng giá trên 50% trong vòng 28 tháng qua. Đất trên đường Giồng Ao và Lương Văn Nho đi qua xã Cần Thạnh cũng đã tăng giá 25-45,5%.

Báo cáo của Gachvang cho biết thêm, giai đoạn tăng giá mạnh nhất của huyện Cần Giờ rơi vào các năm 2017-2018, khi giá đất tại 3 xã sầm uất nhất huyện Cần Giờ là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa đã tăng tới 146%.

Từ cuối năm 2018 đến đầu quý II/2019, đất Cần Giờ bắt đầu xuất hiện tình trạng đi ngang nhưng một số tuyến đường vẫn tiếp tục biến thiên nhẹ hoặc neo ở vùng giá cao. Trong 4 tháng gần đây, tỷ lệ tăng giá đất cao nhất trên huyện đảo này ghi nhận đạt 25% và mức tăng phổ biến là trên dưới 10%.

Khảo sát của VnExpress, từ cuối năm 2016 cơn sốt đất bùng nổ tại TP HCM, khởi phát từ khu Đông sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều quận huyện. Thế nhưng mãi đến đầu năm 2017, đỉnh điểm là tháng 4/2017, sốt đất chính thức lan mạnh tới Cần Giờ, một xã vẫn còn heo hút và có giá đất thấp nhất Sài Gòn. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com

Giai đoạn 2017 - quý II/2019, cứ sau Tết giá đất tại huyện đảo này lại có dấu hiệu biến động một lần. Đa phần các giao dịch đất đai ghi nhận phổ biến tại địa phương này đều là các lô lớn trên 1.000 m2 đến vài ha, thậm chí cả chục ha, thuộc nhóm đất hỗn hợp, trong đó có một vài trăm m2 là đất thổ cư, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp. Tuy nhiên, những lô đất thổ cư nhỏ, đôi ba trăm m2, giá đất đắt hơn mức rao trên thị trường 15-20% do khan hiếm dòng sản phẩm này.

Huyện Cần Giờ cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, có hàng chục cù lao lớn nhỏ, tiếp giáp biển Đông với khoảng 20 km bờ biển và là bán đảo duy nhất của Sài Gòn hướng ra biển. Trên huyện đảo này có rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc với hệ sinh thái đa dạng. Hiện Cần Giờ có 6 xã: Long Hòa, Bình Khánh, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và một thị trấn là Cần Thạnh, trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.

Theo bảng giá đất ban hành của UBND TP HCM, có 3 khu dân cư tại huyện đảo này được ban hành giá đất thấp nhất thành phố gồm: Thạnh Bình, Thạnh Hoà và Thiềng Liềng (xã Thạnh An), giá 170.000 đồng một m2. Tuy nhiên, hiện nay, tại huyện đảo từng được mệnh danh nơi bình lặng nhất, có giá đất thấp nhất Sài Gòn đã hình thành một thị trường mua bán bất động sản sôi động ít ai ngờ tới.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tieu-chuan-quy-chuan-xay-dung-viet-nam.html

Theo vnexpress

Sổ đỏ bị thu hồi, cú sốc với bất động sản nghỉ dưỡng

TP Đà Nẵng vừa đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài, đã cấp cho 1 dự án bất động sản nghỉ dưỡng và cấp lại sổ đỏ chỉ còn thời hạn 39 năm.

Đây là một cú sốc với phân khúc này, đặc biệt là những dự án condotel, biệt thự biển được quảng cáo sẽ được cấp sổ đỏ lâu dài.

Trong văn bản báo cáo một số kiến nghị của doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết Công ty 586 là chủ đầu tư dự án trên đất có mục đích sản xuất - kinh doanh - thương mại - dịch vụ, trong đó có căn hộ condotel tại thành phố Đà Nẵng.

Công ty này phản ánh tình trạng trước đây UBND TP Đà Nẵng và một số địa phương khác đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel trên đất có mục đích sản xuất - kinh doanh - thương mại - dịch vụ có thời hạn ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở, tại thời điểm năm 2008. 

Sổ đỏ bị thu hồi, cú sốc với bất động sản nghỉ dưỡng

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã kết luận về việc cấp như trên là sai, gây thất thu ngân sách nhà nước. Để sửa sai, TP Đà Nẵng đã chọn phương án cấp lại sổ đỏ cho người mua căn hộ condotel trên đất, thay thế cho sổ đỏ có thời hạn ổn định lâu dài được cấp từ năm 2008. Theo quy định của Luật đất đai, thời hạn sử dụng của người mua nhà ghi trên sổ đỏ chỉ còn là 39 năm (Dự án đã đưa vào sử dụng 11 năm, tính từ năm 2008). 

Trước đó, trả lời VietNamNet về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, cho người mua condotel, Sở Tài nguyên – Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện nay, Sở chưa lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thời hạn lâu dài, đối với các dự án condotel.

Mặc dù vậy, nhiều dự án trên địa bàn thành phố này vẫn được môi giới quảng cáo là condotel được cấp sổ đỏ, sở hữu lâu dài. Đơn cử là các dự án: Ariyana Furama condotel và condotel Hòa Bình Green Đà Nẵng…

Đáng chú ý, theo thông tin từ giới địa ốc, đã có những dự án condotel ở Khánh Hòa, Bình Định được cấp sổ đỏ, sở hữu lâu dài. Tuy nhiên, đã nhiều tháng sau khi VietNamNet đề nghị cơ quan chức năng các tỉnh này cung cấp thông tin liên quan, nhưng vẫn không nhận được phản hồi.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA nói rằng, hiện tại một số địa phương họ có cấp “sổ hồng” hay “sổ đỏ” lâu dài, không hình thành đơn vị ở, cho một số dự án condotel, nhưng làm điều đó là trái luật. Không có “sổ đỏ” nào được phép ghi là “sổ đỏ” ổn định lâu dài, mà không hình thành đơn vị ở. xem thêm https://tonghopmauthietkenhadep.blogspot.com/

Sổ đỏ ổn định lâu dài chỉ cấp cho 2 đối tượng, một là đất ở, 2 là đất theo dạng nghĩa trang. Còn các loại đất thương mại dịch vụ, khách sạn, đất công nghiệp... thì sổ đỏ đều có thời hạn hết. 
Tuy nhiên, một số địa phương “xé rào” và cấp một vài sổ đỏ ổn định lâu dài, mà không hình thành đơn vị ở cho condotel. Tất cả những trường hợp đó đã bị “thổi còi” vì thực hiện không đúng quy định của pháp luật. xem thêm http://www.google.nl/url?q=https://nhaxinhcenter.com.vn/


Theo vietnamnet

Chiến lược mới sau thất bại tại khu tái định cư Thủ Thiêm

Sau thất bại của kế hoạch đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi tháng 2/2018, TP.HCM quyết không sử dụng vốn ngân sách để đầu tư cho các dự án phục vụ tái định trên địa bàn.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển và quản lý sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2020 và đến năm 2025.

Theo đó, trong giai đoạn 2019 - 2020, TP.HCM dự kiến triển khai thực hiện 301 dự án trọng điểm với tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khoảng 19.100 trường hợp. Còn giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM dự kiến triển khai thực hiện 226 dự án trọng điểm với tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khoảng 24.900 trường hợp.

Đáng chú ý, để triển khai kế hoạch trên, TP.HCM sẽ không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới nhà ở mà chỉ sử dụng nhà ở thương mại và nhà ở xã hội để bố trí tái định cư.

Chiến lược mới sau thất bại tại khu tái định cư Thủ Thiêm

TP.HCM dự kiến phát triển nhà ở xã hội với quy mô khoảng 20.000 căn, để phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp và các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng trong các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, thành phố có kế hoạch sử dụng hiệu quả quỹ nhà ở, đất ở thuộc sở hữu Nhà nước; sử dụng hiệu quả 9.435 căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước và 2.488 nền đất ở do Nhà nước trực tiếp quản lý có mục tiêu phục vụ tái định cư, chưa bố trí sử dụng.

Đồng thời, rà soát, bố trí quỹ đất và sử dụng nguồn vốn ngân sách thu được từ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới có nghĩa vụ thực hiện điều tiết 20% quỹ đất phục vụ nhà ở xã hội theo hình thức nộp bằng tiền, để phát triển nhà ở xã hội phục vụ tái định cư. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com/

TP.HCM cũng đề ra kế hoạch ưu tiên quỹ đất tại các huyện để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư. Đối với địa bàn 5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), ưu tiên dành quỹ đất phù hợp quy hoạch để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đất đai.

Ngoài ra, TP.HCM cũng khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình cần tái định cư, được đền bù chủ động lựa chọn nơi ở. Còn đối với những dự án có diện tích thu hồi đất lớn, dự án phát triển đô thị tại khu vực trung tâm, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ nhà phục vụ tái định cư tại chỗ.

Theo UBND TP.HCM, công tác tái định cư phải được giải quyết toàn diện, không chỉ vấn đề nhà ở mà phải đảm bảo không gian sống phù hợp, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chính sách này không nhằm để người dân hưởng lợi thông qua việc bố trí nhà ở tái định cư rồi chuyển nhượng để hưởng tiền chênh lệch.

Xem thêm gạch ốp tường

Theo viet nam net

Những lưu ý khi đầu tư bất động sản tại Bình Thuận

Tiềm năng tăng giá, năng lực đơn vị vận hành... là hai trong nhiều yếu tố nhà đầu tư nên quan tâm khi rót vốn vào thị trường này.

Tiềm năng thị trường

Năm 2019, thị trường Bình Thuận được nhiều nhà đầu tư hướng đến sau thông tin dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết với tổng mức đầu tư 25.000 tỷ đồng sắp được khởi công.

Với những tiềm năng du lịch sẵn có cùng hạ tầng giao thông đầu tư phát triển đồng bộ, Bình Thuận được đánh giá là một trong những địa điểm du lịch hút khách trong tương lai gần.

Năm 2019 thị trường bất động sản Bình Thuận thu hút giới đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia, nhờ quỹ đất dồi dào, suất đầu tư hợp lý Bình Thuận được xem là địa điểm mới phù hợp với những nhà đầu tư cá nhân thích dồn vốn các sản phẩm nghỉ dưỡng.

Năng lực đơn vị vận hành

Đơn vị vận hành chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp công suất khai thác phòng cao, khách lưu trú dài ngày, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, khu du lịch hoạt động kinh doanh bền vững.

Tại thị trường Phan Thiết, bên cạnh các dựa án phân lô bán nền, có một số dự án được vận hành bởi các đơn vị quốc tế. Đơn cử như dự án Ahola của CMC Group - tập đoàn của Mỹ với 20 năm kinh nghiệm quản lý các loại hình bất động sản, am hiểu văn hóa địa phương.

Khả năng sinh lời

Hiện tại, Aloha Alanui được Việt Úc Group bàn giao cho đơn vị vận hành khách sạn CMC Group để đón tiếp những đoàn

Dự án phố đi bộ Aloha Alahui mang đến điểm trải nghiệm hấp dẫn du khách khi đến Bình Thuận.

Theo đơn vị phát triển dự án, khách hàng mua dòng sản phẩm shophouse (nhà phố thương mại) hoặc hometel (mô hình kết hợp giữa nhà và khách sạn) đã có thể thu lợi nhuận.

Khách chi tiêu nhiều hơn

Đa dạng về sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố thu hút du khách đến trải nghiệm, chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn. Hiện nay, ngoài mô hình nghỉ dưỡng thông thường, thị trường xuất hiện xu hướng là bất động sản du lịch - giải trí.

Theo các chuyên gia địa ốc, sản phẩm này thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách, kích thích khách hàng tiêu tiền và lưu trú lâu dài, mang lại nguồn doanh thu tốt hơn.

Tại Phan Thiết, Aloha Beach Village của Việt Úc Group là dự án phát triển theo hình thức này. Theo chủ đầu tư, tháng 5 này, tuyến phố đi bộ Aloha Alanui sẽ được đưa vào vận hành.

"Với 20 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, cửa hàng mua sắm, quán bar - club, cùng không gian tiệc tùng sầm uất tại Phan Thiết, du khách phải mất thêm một ngày đêm để khám phá hết tổ hợp trên tuyến phố đi bộ Aloha Alanui", đại diện chủ đầu tư mô tả.

Tuyến shophouse có thể khai thác quanh năm nhờ sức hút của phố đi bộ Aloha Alahui.

Tại Aloha Alanui, du khách có thể thỏa sức chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Những khách hàng ưa chuộng đồ truyền thống có thể ghé qua các gian hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, đặc sản địa phương...

Khi đặt chân đến phố đi bộ, khách du lịch cũng có thể tận hưởng những giây phút thư giãn, chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp với hệ thống spa, Karaoke Stage, Aloha Fitness hiện đại.

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tận hưởng cuộc sống về đêm hiện đại, náo nhiệt với các quán bar, beer club trên phố Tây Aloha Alanui - nơi được kỳ vọng là "phố Tây Bùi Viện" thứ hai. Giới trẻ cũng có thể trải nghiệm những bữa tiệc BBQ tại dãy lều du mục ven biển. xem thêm Thiết kế nội thất nhà xinh

Theo chủ đầu tư, các shophouse nằm ngay trên tuyến phố đi bộ Aloha Alanui có giá từ 1,8 tỷ mỗi căn, cam kết lợi nhuận đến 30% trong vòng ba năm.


Theo vnexpress

Săn nhà hẻm quận 1 để 'chạy' hộ khẩu trung tâm TP HCM

Có nhà ở Tân Phú, ông Hàn vẫn lùng mua thêm nhà phố mini nằm trong hẻm cụt quận 1 vì muốn có hộ khẩu trung tâm Sài Gòn.

Căn nhà ông Hàn vừa tậu nằm trong hẻm mini chỉ đi vừa một xe máy, lại là ngõ cụt, trên đường Nguyễn Du, quận 1. Để vào được nhà phải đi qua đoạn người dân lấn chiếm hẻm dài 70 m. Diện tích đất của căn nhà mini chưa đầy 30 m2, kết cấu một trệt một lầu, có giá 3,5 tỷ đồng. Diện tích căn nhà phố mini nằm trong ngõ cụt này chỉ bằng một phần tư diện tích căn nhà hẻm xe hơi gia đình ông đang sống tại ngoại thành Sài Gòn.

Song, ông Hàn cho biết, mua căn nhà này vì mục đích chuyển hộ khẩu về quận 1, là bước chẩn bị cho 3 năm nữa, con gái ông sẽ vào lớp 1. Do muốn chọn trường học tốt và nhiều tiện ích dịch vụ ở trung tâm thành phố cho con nên ông săn nhà hẻm để kịp "chạy" hộ khẩu. "Việc xét đầu vào cho các trường đang phân theo tuyến, theo quận nên tôi buộc phải săn nhà hẻm quận 1 xem như là giải pháp tình thế", ông Hàn giải thích.

Trong khi đó, bà Xuân có nhà gần khu công nghiệp Tân Bình, vì muốn cho con về học trường điểm ở quận 1, nên bà bán nhà 75 m2 ở ngoại thành để chạy hộ khẩu trung tâm. Căn nhà ở quận Tân Bình bán được 5 tỷ đồng, bà Xuân phải bù thêm 1,5 tỷ để mua căn nhà 6,5 tỷ đồng, gần 40 m2 trong một con hẻm nhỏ, quanh co trên đường Trần Đình Xu, quận 1 để chuyển hộ khẩu về trung tâm. Bà Xuân cho hay, con gái lớn của bà đang học lớp 3 và con trai út còn đi nhà trẻ nhưng vài năm tới, các cháu sẽ lần lượt vào cấp hai và lớp 1.

Nhiều người chấp nhận mua nhà phố hẻm ở quận 1, TP HCM chỉ vì muốn có hộ khẩu trung tâm. Ảnh: Lucas Nguyễn

Việc mua nhà hẻm bắt buộc gia đình ở chật hơn so với trước đây, số tiền mua nhà cũng đắt đỏ hơn, nhưng bù lại, hộ khẩu quận 1 có thể giải quyết được trường học ở trung tâm cho các con, tiện cho việc đưa đón con và đi làm của bố mẹ. "Với người lớn hộ khẩu chỉ là hình thức nhưng với các con tôi, hộ khẩu quận 1 rất quan trọng, vì nó hữu ích cho việc chọn trường theo tuyến cũng như tiện lợi cho cả hai vợ chồng đều đi làm ở khu trung tâm", bà Xuân chia sẻ. xem thêm https://blogphongthuynhaxinh.blogspot.com/2019/05/12-cung-hoang-ao.html

Tham gia tư vấn pháp lý ­nhà phố tại TP HCM hơn một thập niên qua, chuyên gia Nguyễn Tấn Phong cho biết, có khá nhiều trường hợp người Sài Gòn đang ở ngoại thành sẵn sàng chuyển về quận 1, ở nhà hẻm mini, thậm chí hẻm cụt chỉ vì "chạy" hộ khẩu trung tâm. Với họ, đây là giấy thông hành cho con cái vào học các trường trên địa bàn. Trên thực tế, xét về khoảng cách di chuyển về khu trung tâm cho cả gia đình được rút ngắn lại đáng kể, tiết kiệm thời gian di chuyển hơn và có nhiều dịch vụ tiện ích ở trung tâm hơn.

Xét về mặt tài chính, ông Phong đánh giá, ở nhà khu trung tâm chi phí ban đầu cho căn nhà khá đắt đỏ, không phải ai cũng đủ tiềm lực đưa ra sự lựa chọn này. Với thị giá căn hộ và cả nhà phố tại quận 1 đang ở mức cực kỳ đắt đỏ hiện nay, căn hộ trung bình 5.000-7.000 USD mỗi m2 còn nhà phố dù nằm trong hẻm cũng lên đến cả tram triệu đồng mỗi m2 đất thì chỉ những người từ tầng lớp giàu có mới có sự lựa chọn căn nhà hoàn hảo như mong muốn.

Song nghịch lý nằm ở chỗ những người ở tầng lớp giàu có và thượng lưu này lại không mấy bận tâm đến hộ khẩu để lo cho con học trường theo tuyến, vì điều này nằm trong tầm tay hoặc họ đã lựa chọn trường quốc tế và có nhiều sự lựa chọn ưu việt hơn. xem thêm https://nhaxinh.hatenadiary.jp/

Trong khi đó, người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc có dòng tiền tích lũy còn khiêm tốn buộc phải chọn lựa việc mua nhà phố hẻm, nhà phố mini thậm chí là trong hẻm cụt để giải quyết vấn đề chỗ ở và hộ khẩu để theo học trường cùng tuyến. "Suất đầu tư nhà phố đặc biệt kiểu này rất khó đánh giá lời lỗ, đắt rẻ vì chỉ người trong cuộc mới hiểu có đáng giá hay không", ông nói.

Xem thêm giấy dán tường 2019

Theo vnexpress

Giá đất bán đảo Hiệp Bình Phước tăng 5 lần trong nửa thập niên

Đất shophouse tại Hiệp Bình Phước (Thủ Đức, TP HCM) hiện cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2, tăng 4,5-5 lần so với năm 2015.

Khảo sát của VnExpress, giá đất tại khu Hiệp Bình Phước, một bán đảo lớn tọa lạc tại quận Thủ Đức, TP HCM nằm dọc theo trục Quốc lộ 13 và có bờ kè sông được đầu tư mức vốn nghìn tỷ đã tăng chóng mặt trong 5 năm trở lại đây.

Cụ thể, các dòng sản phẩm shophouse (nhà phố thương mại mặt tiền) nằm trên trục đường chính hướng từ trục Quốc lộ 13 ra dọc bờ sông, được xem là vị trí đất đẹp nhất trên bán đảo Hiệp Bình Phước hiện được chào bán ra thị trường 135-150 triệu đồng mỗi m2. Nếu so với cách đây nửa thập kỷ, khi các nền đất đầu tiên tại bán đảo này được chào bán ra thị trường chỉ vào khoảng hơn 30 triệu đồng mỗi m2 thì hiện nay giá đất tại đây đã tăng 4,5-5 lần. xem thêm tapchinhadep’s diary

Biến động giá đất nền nhà phố mặt tiền đường lớn tại bán đảo này trong 3 năm gần đây lần lượt ghi nhận các cột giá trên thị trường sơ cấp như sau: năm 2017 chào bán 80 triệu đồng mỗi m2, năm 2018 tăng lên 110 triệu đồng mỗi m2 và đến năm 2019 đã chạm ngưỡng 140-150 triệu đồng mỗi m2.

Bán đảo Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Ảnh: D.P

Trong khi đó, giá đất mặt tiền đường 35m diện tích tiêu chuẩn 100m2, năm 2015 được chào bán lần đầu trên thị trường sơ cấp 33 triệu đồng mỗi m2, đến năm 2016 đã tăng lên 50 triệu đồng mỗi m2. Năm 2017 các nền đất loại này có giá 70 triệu đồng mỗi m2 và năm 2018 vọt lên 90 triệu đồng mỗi m2. Tỷ lệ tăng giá của nhóm sản phẩm này là 2,7 lần trong hơn 4 năm.

Với những nền đất mặt tiền đường 13 m, diện tích 100 m2, năm 2015 được tung ra lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp chỉ có giá 26 triệu đồng mỗi m2, sau đó lần lượt nhích lên 35-41-57 triệu đồng mỗi m2 trong các năm 2016-2017-2018.

Trong giai đoạn 2015-2019, biến động giá đất trên bán đảo Hiệp Bình Phước mạnh nhất vào các năm 2016-2018, trùng lặp với các cơn sốt đất diễn ra liên tục tại TP HCM. Năm 2016 cơn sốt đất tại Sài Gòn bắt nguồn từ khu Đông, sang năm 2017 diễn biến nóng sốt lan rộng khắp nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố. Đến năm 2018 cơn sốt đất chỉ diễn ra vào quý I và nửa quý II rồi nhanh chóng lắng xuống vào cuối năm. Tuy nhiên, sang năm 2019, tình trạng rà soát, thanh kiểm tra các dự án bất động sản toàn thành phố khiến cho thị trường rơi vào giai đoạn khan hiếm hàng hóa nên giá đất vẫn tiếp tục tăng lên trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại). xem thêm thietkenhadep’s blog


Theo vnexpress

Khánh Hòa giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc 120.000 tỷ

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đó, UBND Khánh Hòa đề nghị các địa phương (huyện Diên Khánh, Cam Lâm, TP. Cam Ranh) và sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với quy định.

Điểm đầu cao tốc Bắc Nam ở tỉnh Khánh Hòa (giao cắt Quốc lộ 27C). (Ảnh: Công Hưng)

Đồng thời, khẩn trương triển khai ngay các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư; phối hợp với chủ đầu tư dự án trong việc xác định và cắm mốc giới phạm vi của dự án để tiếp nhận, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo. xem thêm nhaxinhcenter-com-vn’s blog

Về công tác chuẩn bị đầu tư các khu tái định cư, dự kiến các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được di dời đến 3 khu tái định cư có tổng diện tích 8,8ha. Cụ thể là khu tái định cư TDP Bãi Giếng tại thị trấn Cam Đức (3,1ha); khu tái định cư thôn Suối Lau tại xã Suối Cát (2 ha); khu tái định cư thôn Tân Xương 2 tại xã Suối Cát (3,7ha).

Các địa phương ở Khánh Hòa đã xác định được nguồn đất tái định cư. (Ảnh: Công Hưng)

Trước đó, ngày 21/2, tại hội nghị triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía đông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã chỉ đạo UBND các tỉnh sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để có thể triển khai dự án trong quý 3/2019.

Mới đây, ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị số 07/CT-TTg yêu cầu UBND các tỉnh nơi có dự án đi qua sớm bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công trong thời gian sớm nhất, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

2ha đất tái định cư dự án đường cao tốc xã Diên Lộc – Diên Khánh –
Khánh Hòa. (Ảnh: Công Hưng)

Được biết, tuyến cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017 của Quốc hội. Dự án có chiều dài là 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng.

Dự án này đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021. xem thêm thietkenha.hatenadiary.com

Riêng tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ đi qua huyện Diên Khánh (8km), huyện Cam Lâm (3,5km) và TP. Cam Ranh (15,6km) với quy mô 4 làn xe trên nền đường rộng 17m; giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 6 làn xe trên nền đường rộng hơn 32m. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT bao gồm vốn Nhà nước tham gia và vốn của nhà đầu tư, có quy mô sử dụng đất khoảng 325ha.


Theo vietnamnet

Hàng ngàn m2 đất công quận 7 biến thành chung cư cao cấp

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc xử lý đơn tố cáo các sai phạm tại dự án Đức Long Golden Land (phường Tân Thuận Tây, quận 7), của ông Tạ Ngọc Thành.

Trong đó, có nội dung liên quan đến việc giao đất công không qua đấu giá tại dự án này.

Theo văn bản này, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định, việc người dân tố cáo phần đất công trong dự án đã biến mất, dự án đã chuyển nhượng gây thiệt hại cho Nhà nước là không có cơ sở.

Cụ thể, Sở này cho biết, ngày 31/7/2017, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM đã có công văn 7629 đề nghị UBND quận 7, Văn phòng đăng ký đất đai rà soát nguồn gốc pháp lý của dự án Đức Long Golden Land, kể cả phần đất công nằm trong dự án.

Phối cảnh dự án Đức Long Golden Land

Ngày 31/8/2017, UBND quận 7 có công văn 4686 gửi Sở Tài nguyên – Môi trường xác nhận diện tích đất có nguồn gốc đất công do Nhà nước quản lý trong dự án là 6.641,1m2.

Ngày 30/11/2017, UBND quận 7 có công văn 6531 gửi Sở Tài nguyên – Môi trường. Công văn này thông tin phần diện tích đất do Nhà nước trực tiếp quản lý trong dự án là 6.962,9m2. Tuy nhiên hiện nay, UBND quận 7 không có nhu cầu sử dụng diện tích đất nêu trên. Do vậy, việc Công ty Vạn Gia Long - chủ đầu tư dự án xin sử dụng để thực hiện dự án là đúng theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được UBND TP.HCM phê duyệt.

Ngày 27/10/2017, UBND TP.HCM có quyết định 5733 chấp thuận cho Công ty Vạn Gia Long được sử dụng phần đất trên để thực hiện dự án. Qua đó, giao Vạn Gia Long sử dụng 6.641,1m2 đất do Nhà nước quản lý để thực hiện dự án. Hình thức, thời hạn sử dụng đất là giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng là 50 năm.


Cũng theo Sở Xây dựng, chủ đầu tư này đã liên hệ cơ quan chức năng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Như vậy, việc UBND TP.HCM giao đất và thu tiền sử dụng đất với phần đất thuộc Nhà nước quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Mặc dù Sở Xây dựng TP.HCM phủ nhận việc triển khai dự án này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần xem xét lại việc giao đất công có đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 hay không. Bởi theo quy định của Luật này, việc giao đất công phải thông qua đấu giá, trừ trường hợp được Thủ tướng phê duyệt chỉ định.

Trước đó, ngày 13/9/2018, UBND TP.HCM đã lập đoàn kiểm tra để làm rõ những dấu hiệu vi phạm tại dự án này, sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân. Qua rà soát, Thanh tra TP xác định, Công ty CP Đầu tư xây dựng Vạn Gia Long, chủ đầu tư dự án, có dấu hiệu đưa dự án vào kinh doanh khi chưa đủ điều kiện. Cụ thể, đến tháng 11/2017, công trình mới có giấy phép xây dựng phần ngầm nhưng trước đó chủ đầu tư đã rao bán, nhận tiền đặt cọc giữ chỗ của khách hàng.

Cuối tháng 12/2018, UBND TP.HCM còn có văn bản chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra để làm rõ dấu hiệu sai phạm tại dự án Đức Long Golden Land của Công ty Vạn Gia Long làm chủ đầu tư. Được biết, doanh nghiệp này có vốn đầu tư từ Tập đoàn Đức Long Gia Lai, một doanh nghiệp mới lấn sân sang lĩnh vực bất động sản thời gian gần đây. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-nha-cap-4-dep-nhat-2019.html


Theo vietnamnet

Dự án chui nở rộ, hám lợi coi chừng dính bẫy

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án mở bán, rao bán khi chưa có pháp lý, hoặc có nhưng chưa xây dựng hạ tầng.

Hiệp hội Bất động sản tỉnh này cũng đưa khuyến cáo người dân đừng vì hám lợi mà chấp nhận những giao dịch tiềm ẩn rủi ro pháp lý.

Thu hồi 5 dự án, phát hiện 16 dự án bán chui

Thống kê của tỉnh Bình Dương, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn đã có 28 dự án nhà ở được UBND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở. Có 19 dự án nhà ở đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014.

Nhiều dự án ở Bình Dương chưa đủ điều kiện đã rao bán

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay có 16 dự án mở bán, rao bán khi chưa có pháp lý, hoặc có nhưng chưa xây dựng hạ tầng. Sở Xây dựng thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh, về việc phối hợp chấn chỉnh tình trạng các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở thực hiện giao dịch khi dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Bên cạnh đó, Sở này cũng đã khuyến cáo để giúp cho người dân "tỉnh táo" trước những dự án chưa có pháp lý, hoặc có nhưng chưa xây dựng hạ tầng đã mở bán, rao bán với những lời mời "hấp dẫn" nhưng không đúng sự thật, không đúng quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể, người dân cần tìm hiểu kỹ về uy tín của chủ đầu tư dự án trên thị trường; tính pháp lý của dự án; tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, Website của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Các thông tin khác cần quan tâm là quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án và văn bản của cấp có thẩm quyền, cho phép được chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán nhà hình thành trong tương lai.

Được biết, ngoài việc kiểm tra phát hiện các dự án bán chui, tỉnh Bình Dương cũng kiểm tra rà soát năm 2017 - 2018, thu hồi chủ trương đầu tư 5 dự án và đang xem xét thu hồi chủ trương đầu tư một số dự án khác, dù đã được gia hạn nhưng vẫn chậm triển khai. xem thêm mauthietkenhadep’s diary

Có dấu hiệu thổi giá để trục lợi

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường bất động sản Bình Dương đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thậm chí đang có dấu hiệu hình thành bong bóng giá ảo, do giới "cò đất" liên tục thổi giá để trục lợi.

Tranh thủ sự sôi động phân khúc đất nền, nhiều "cò đất" lập các trung tâm môi giới nhà đất để giao dịch.
Thực trạng phổ biến ở các điểm sốt là phần lớn giao dịch chỉ diễn ra giữa giới đầu cơ hoặc "cò đất" với nhau, khiến một mảnh đất bị thổi giá nhiều lần, dẫn đến "cơn sốt" ảo về giá lan rộng ra với quy mô lớn hơn.

Để tránh các hệ lụy do tình trạng sốt giá ảo bất động sản đất nền, UBND tỉnh Bình Dương đã có sự chỉ đạo siết chặt việc phân lô, tách thửa bán nền tràn lan, trái phép trên địa bàn. Đồng thời các chuyên gia cũng khuyến cáo trước khi tiến hành giao dịch trong thời điểm nhạy cảm, người mua đất cần cân nhắc nhiều yếu tố vì nguy cơ mất tiền thậm chí thua lỗ là rất lớn.

Theo phân tích của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương, thị trường bất động sản trên địa bàn trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến tháng 3/2018 có xu hướng biến động tăng. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng đó không còn nữa, thậm chí một số khu vực có biến động giảm, thị trường có xu hướng ổn định trở lại. Biến động chỉ xảy ra ở những khu vực dân cư đã được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng.

Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bình Dương cho rằng, người dân đừng vì hám lợi trước mắt như giá bán rẻ, đón đầu chờ thời cơ sốt giá để bán lại kiếm lời cao mà chấp nhận những giao dịch bất động sản không đầy đủ cơ sở pháp lý, dự án chưa triển khai thực hiện việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở chưa xây dựng xong phần móng. xem thêm https://nhaxinhcenter-com-vn.hatenablog.com/

Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân nếu phát hiện dự án không có đầy đủ cơ sở pháp lý, chưa triển khai thực hiện nhưng đã mở bán, thì nên báo cho chính quyền địa phương biết, để kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi và góp phần tạo môi trường lành mạnh trong giao dịch bất động sản.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/thiet-ke-khach-san-dep.html

Theo Tổng Hợp

TP.HCM thu hồi hàng trăm dự án chậm triển khai

UBND TP.HCM đã cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai. Bị đốc thúc, các chủ đầu tư đã ý thức đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, quyền lợi của người dân được đảm bảo.

Các dự án đã và đang triển khai tại TP.HCM.

UBND TP.HCM vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý sau thanh tra về đất đai tại TP.HCM liên quan đến Kết luận thanh tra số 2889/KL-TTCP ngày 27.10.2011 của Thanh tra Chính phủ.

Báo cáo cho hay, từ ngày 1.1.2001 đến ngày 31.12.2011, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 790 dự án sử dụng vào mục đích phát triển nhà ở, sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng, tổng diện tích 14.540ha. 

Đến thời điểm báo cáo, UBND TP.HCM đã thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 108 dự án, diện tích 1.552,4ha và đã điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích của 10 dự án (giảm 33,84ha). 

“Như vậy, UBND TP.HCM đã cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư đã có ý thức đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, quyền lợi của người dân được đảm bảo, tình trạng khiếu nại, bức xúc của người dân liên quan đến dự án giảm đáng kể”, báo cáo nêu.

UBND TP.HCM cho biết, qua rà soát, thấy một số vấn đề tồn tại khó khăn như: số lượng các dự án nhiều, pháp lý phức tạp, dự án trải qua thời kỳ của Luật Đất đai khác nhau nên chính sách bồi thường, hỗ trợ thường xuyên thay đổi. 

Bên cạnh đó, việc xử lý các dự án cũng cần phải đảm bảo hài hòa quyền lợi hợp pháp của nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Đây là vấn đề khó, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

“Nhiều dự án bồi thường “da beo” nên không triển khai được, người dân và chủ đầu tư không thống nhất được về giá bồi thường. Có một số dự án có quy mô lớn chậm triển khai, chủ đầu tư dự án xin giãn tiến độ, phân kỳ đầu tư để tập trung đầu tư cuốn chiếu. Đối với công trình công cộng còn chậm bố trí vốn để tiến hành chi trả bồi thường cho người bị thu hồi đất…”, UBND TP.HCM mô tả.

Để thực hiện quyết định thanh tra từ Thanh tra Chính phủ, UBND quận, huyện tại TP.HCM cũng làm việc với các chủ đầu tư dự án để rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án; việc lập và phê duyệt dự án đầu tư, tiến độ thực hiện thu hồi đất, tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng… 

Kết quả rà soát đã được Sở Tài nguyên - Môi trường cho thấy, tổng số các khu đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2012-2017 là 1.497 khu đất với tổng diện tích 7.417ha.

Trong đó, 5 khu đất diện tích 5,93ha đã xác định xong tiền sử dụng đất nhưng chưa nộp hoặc tạm nộp; có 73 khu đất diện tích 93ha sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho thuê lại, chậm đưa đất vào sử dụng, đã có công trình nhưng để trống và chậm tiến độ xây dựng. xem thêm Những mẫu giấy dán tường đẹp 2019

Đến ngày 3.12.2018, Sở Tài nguyên - Môi trường tiếp tục có báo cáo kiến nghị xử lý 180 dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ năm 2015-2018 của các quận, huyện với tổng diện tích 812,9ha, trong đó có 80 dự án thu hồi đất được HĐND TP.HCM quyết định thông qua với diện tích 281,7ha. xem thêm Top 10 mẫu nhà cấp 4 đẹp nhất 2019


Theo dân trí

Lợi thế phát triển dự án bất động sản ven biển

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, bất động sản ven biển khai thác cùng lúc nhiều giá trị như du lịch, nghỉ dưỡng, kinh doanh, cho thuê hoặc để ở.

Hiện nay, đầu tư bất động sản đang có chiều hướng tập trung về các thành phố lớn và những khu du lịch nổi tiếng, đặc biệt là các vùng biển. Theo đánh giá từ giới đầu tư, để sở hữu một một sản phẩm bất động sản ven biển, người mua phải chi thêm trung bình từ 15-30%, bởi giá trị nghỉ nghỉ dưỡng, sinh thái mà khu vực ven biển mang lại liên tục được nâng cao.

Lý giải về điều này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng đây là xu hướng chung của thế giới. "Việt Nam sở hữu diện tích biển lớn hơn gấp 3 lần đất liền và đường bờ biển dài hơn 3.000km với nhiều đảo và quần đảo. Kinh tế biển nói chung ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây", ông Võ nói.

Theo ông, kể từ khi Bộ Chính trị đặt ra chủ trương đưa kinh tế du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, kinh tế du lịch đã phát triển khá mạnh tại các tỉnh ven biển. Các địa phương có tiềm năng du lịch đã được khai mở từ thời Pháp thuộc như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và các đảo như Phú Quốc, Vân Đồn dần trở nên ổn định. Những điểm đến mới, đặc biệt là ở miền Trung trở thành sự lựa chọn đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn.


Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Ngọc Thành

Bên cạnh lợi thế về tài nguyên biển, chuyên gia cũng đánh giá cơ sở hạ tầng đồng bộ tại một số tỉnh, thành phát triển du lịch biển như Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên)...Tại các địa phương này giao thông đường bộ hoàn thiện và các sân bay quốc tế dần nâng cấp, cùng với chính sách được nới lỏng đã tạo nên sức hút cho các dự án bất động sản nơi đây. Nhiều nhà đầu tư tin rằng bờ biển miền Trung trong tương lai có thể phát triển trở thành một trung tâm du lịch quốc tế.

Dự án nhà phố thương mại La Maison Premium tại thành phố biển Tuy Hòa – Phú Yên vừa được chủ đầu tư Đất Xanh Miền Trung tung ra thị trường.

Tận dụng các lợi thế về tài nguyên du lịch biển, Đất Xanh Miền Trung đã đầu tư nhiều dự án đô thị, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại ven biển. Các dự án gồm: dãy nhà phố thương mại hạng sang tại khu vực Tây Bắc - Đà Nẵng Lakeside Palace, Lakeside Infinity, đô thị thông minh Dragon Smart City. Gần đây, tại thị trường Phú Yên, nhà phát triển bất động sản tốt nhất Đông Nam Á năm 2018 tiếp tục tung ra dự án shophouse theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế La Maison Premium.

Lakeside Palace, một sản phẩm được phát triển bởi Đất Xanh Miền Trung đã được đưa vào vận hành trong năm 2018.

Với mong muốn mang đến thông tin về bất động sản ven biển cũng như cơ hội đầu tư dòng sản phẩm shophouse, Đất Xanh Miền Trung sẽ tổ chức tọa đàm "Trăm dòng sông đổ về một biển" vào 5/5 tới.

Chương trình có sự tham gia của Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký, Phó chủ tịch Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam. Ngoài ra ông Trần Ngọc Thái, Giám đốc Đầu tư và Phát triển quỹ đất Tổng công ty Đất Xanh Miền Trung cũng trực tiếp chia sẻ về những thông tin liên quan đến các dự án đơn vị đang triển khai.


Theo vnexpress

Đất đặc khu Bắc Vân Phong được giao dịch trở lại

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu cơ quan ban ngành thường xuyên theo dõi tình hình biến động đất đai để tham mưu xem xét, giải quyết, tránh tình trạng đầu cơ đất đai như thời gian qua.\


UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch tỉnh, ông Lê Đức Vinh về việc giải quyết vướng mắc hồ sơ thủ tục đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất chấm dứt hiệu lực văn bản số 4391 (ngày 9.5.2018) về việc tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

UBND tỉnh Khánh Hòa giao UBND huyện Vạn Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong giải quyết các hồ sơ đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh theo đúng trình tự pháp luật. Sở Tài nguyên, Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hiệu lực của văn bản 4391.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các sở, ngành, công an, UBND huyện Vạn Ninh thường xuyên theo dõi tình hình biến động đất đai để tham mưu cho UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết, tránh tình trạng đầu cơ đất đai như thời gian qua.

Trước đó, ngày 9.5.2018, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh ban hành văn bản về việc tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại khu vực quy hoạch xây dựng đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh). Việc tạm dừng này có hiệu lực cho đến khi quy hoạch chung xây dựng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được ban hành.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang, đề nghị quản lý, ổn định thị trường bất động sản, tránh đầu cơ, tạo bong bóng bởi đây là các địa phương được chọn để xây dựng mô hình đặc khu kinh tế đầu tiên trong cả nước. xem thêm https://thietkenha.hatenadiary.com/

3 đặc khu kinh tế này là Quảng Ninh với Vân Đồn, Khánh Hòa với Bắc Vân Phong và Kiên Giang với Phú Quốc. Bộ Xây dựng cũng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra, nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân gây biến động thị trường. Ngoài ra, cần thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-noi-that-phong-khach-dep.html 


Theo Zing